19006172

Bình quân mức lương đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu

Bình quân mức lương đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu

Bình quân mức lương đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu. Trong thời gian đóng bảo hiểm tôi đã đi làm ở 2 công ty và có mức lương mỗi công ty là khác nhau. Công ty thứ nhất từ tháng 8 năm 1996 đến tháng 8 năm 2012 với mức lương là 5,3 triệu đồng. Công ty thứ hai từ tháng 1 năm 2015 đến tháng 7 năm 2020 với mức lương là 10,8 triệu đồng.

Tôi là nữ nay đã hơn 54 tuổi thì đã lấy lương hưu được chưa? Nếu được thì tôi làm thủ tục như thế nào? Tôi có được nhận hệ số trượt giá như những người nhận tiền BHXH một lần không? Và khi tính bình quân mức lương để tính lương hưu có được lấy 5 năm cuối để tính không? Xin cám ơn! 


Bình quân mức lương đóng bảo hiểm xã hộiVới câu hỏi Bình quân mức lương đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu của bạn Tổng đài tư vấn xin trả lời như sau:

Thứ nhất, về điều kiện để hưởng lương hưu

Căn cứ Điểm a Khoản 1 Điều 54 Luật bảo hiểm xã hội 2014 về điều kiện hưởng lương hưu

 “Điều 54. Điều kiện hưởng lương hưu

1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1  Điều 2 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này,  khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì được  hưởng lương hưu nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

 a) Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi”.

Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 169 Bộ luật lao động năm 2019 thì:

“2. Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.

Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ.”

Bạn cho biết bạn là nữ; hiện nay đã hơn 54 tuổi và có 21 năm đóng BHXH bắt buộc (từ tháng 8/1996 đến tháng 8/2012 và từ tháng 1/2015 đến tháng 7/2020).

Đối chiếu quy định trên thì bạn chờ đến khi bạn đủ tuổi thì sẽ được hưởng lương hưu. Trường hợp bạn muốn được hưởng lương hưu trước tuổi 55 thì vui lòng tham khảo thêm bài viết: Điều kiện về hưu sớm cho lao động nữ?

Thứ hai, về thủ tục để hưởng lương hưu

Khoản 1 Điều 6 Quyết định 166/2019/QĐ-BHXH quy định:

“Điều 6. Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả

1.Trách nhiệm của Bộ phận TN-Trả KQ

b) Trường hợp tham gia BHXH tự nguyện, bảo lưu thời gian tham gia BHXH (gồm cả người đang chấp hành hình phạt tù, người xuất cảnh trái phép trở về nước định cư hợp pháp, người được Tòa án hủy quyết định tuyên bố mất tích).

b1) Sổ BHXH.

b2) Đơn đề nghị theo mẫu số 14-HSB.

b3) Biên bản giám định mức suy giảm KNLĐ của Hội đồng GĐYK (bản chính, trường hợp người lao động đã có biên bản GĐYK để hưởng các chính sách khác trước đó mà đủ điều kiện hưởng thì có thể thay bằng bản sao) đối với người nghỉ hưu do suy giảm KNLĐ hoặc bản sao giấy chứng nhận bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp (tương đương mức suy giảm KNLĐ 61%) đối với người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp”.

Theo thông tin bạn cung cấp thì bạn là người đang bảo lưu thời gian đóng bHXH bắt buộc. Khi đó, bạn hưởng lương hưu thì cần chuẩn bị gồm có:

+) Sổ bảo hiểm xã hội.

+) Đơn đề nghị hưởng lương hưu theo mẫu số 14-HSB (được ban hành kèm theo Quyết định 166/QĐ-BHXH).

+) Bản chính Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa (nếu có).

Nơi nộp hồ sơ: cơ quan BHXH quận/huyện nơi mà bạn đang cư trú (căn cứ Quyết định 777/QĐ-BHXH).

Ngoài ra, bạn còn  có thể tham khảo thêm bài viết: Thời điểm được hưởng chế độ hưu trí hàng tháng

Bình quân mức lương đóng bảo hiểm xã hội

Dịch vụ tư vấn chế độ hưu trí trực tuyến 24/7: 1900 6172

Thứ ba, về hệ số trượt giá khi hưởng lương hưu

Căn cứ Điểm b Khoản 1 Điều 1 Thông tư 35/2019/TT-BLĐTBXH quy định:

Điều 1. Đối tượng áp dụng

1. Đối tượng điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 10 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP bao gồm:

b) Người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định, hưởng lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, bảo hiểm xã hội một lần hoặc bị chết mà thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần trong thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2020 đến ngày 31 tháng 12 năm 2020.”

Theo quy định trên thì khi bạn hưởng lương hưu cũng sẽ được tính hệ số trượt giá tương tự như người hưởng tiền BHXH một lần.

Thứ tư, về Bình quân mức lương đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu

Căn cứ theo quy định tại Điều 62 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 thì:

Điều 62. Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần

2. Người lao động có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian.

Như vậy:

Trong trường hợp của bạn, tổng thời gian bạn tham gia bảo hiểm gồm hai giai đoạn với mức lương khác nhau. Giai đoạn thứ nhất, bạn làm việc tại công ty thứ nhất từ tháng 8/1996 đến tháng 8 năm 2012 tương được với 193 tháng với mức lương 5,3 triệu. Giai đoạn thứ hai, bạn làm việc tại công ty thứ hai từ tháng 1/2015 đến tháng 7/2020 tương đương với 67 tháng với mức lương 10,8 triệu đồng.

Khi đó, bình quân mức lương của bạn khi tính lương hưu sẽ không tính dựa trên 5 năm cuối cùng mà là tổng tiền lương của toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm sau khi đã điều chỉnh chia cho tổng thời gian đóng bảo hiểm của bạn.

Trên đây là bài viết về vấn đề bình quân mức lương đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu.

Nếu còn vướng mắc về vấn đề Bình quân mức lương đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu; bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn chế độ hưu trí trực tuyến 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.

-> Lao động nữ về hưu đúng tuổi hưởng tỷ lệ lương hưu như thế nào?

luatannam