19006172

Chế độ tai nạn lao động khi bị tai nạn giao thông

Chế độ tai nạn lao động khi bị tai nạn giao thông

Tôi muốn hỏi về chế độ tai nạn lao động khi bị tai nạn giao thông của NLĐ. Vợ tôi khi trên đường đi làm về bị tai nạn giao thông nhưng do vợ tôi đi sai làn đường nên đâm vào người khác. Sau khi tai nạn vợ tôi phải điều trị 4 tháng. Sau đó công ty có giới thiệu vợ tôi đi giám định mức suy giảm khả năng lao động và bị suy giảm 47% khả năng lao động. Như thế vợ tôi có được hưởng chế độ tai nạn lao động khi bị tai nạn giao thông không? Mức hưởng như thế nào?



Chế độ tai nạn lao động khi bị tai nạnTư vấn chế độ tai nạn lao động:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn. Với trường hợp của bạn về chế độ tai nạn lao động khi bị tai nạn giao thông; chúng tôi xin trả lời cho bạn như sau:

Căn cứ vào Điều 45 Luật an toàn vệ sinh lao động 2015 như sau:

“Điều 45. Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động

Người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau đây:

1. Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:

c) Trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý;

2. Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn quy định tại khoản 1 Điều này;”

Như vậy, sẽ có 2 trường hợp xảy ra như sau:

– Nếu vợ bạn bị tai nạn giao thông trên đường đi làm về nhưng không trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý thì vợ bạn không được hưởng chế độ tai nạn lao động.

– Nếu vợ bạn bị tai nạn giao thông trên đường đi làm về trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý thì vợ bạn sẽ được hưởng chế độ tai nạn lao động dù nguyên nhân gây ra tai nạn là do vợ bạn vi phạm luật giao thông. Khi này, vợ bạn được hưởng chế độ tai nạn lao động theo quy định tại Khoản 1, 2 Điều 49 Luật An toàn vệ sinh lao động năm 2015 như sau:

“Điều 49. Trợ cấp hằng tháng

1. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì được hưởng trợ cấp hằng tháng.

2. Mức trợ cấp hằng tháng được quy định như sau:

a) Suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 30% mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương cơ sở;

b) Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản này, hằng tháng còn được hưởng thêm một khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, từ một năm trở xuống được tính bằng 0,5%, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng vào quỹ được tính thêm 0,3% mức tiền lương đóng vào quỹ của tháng liền kề trước tháng bị tai nạn lao động hoặc được xác định mắc bệnh nghề nghiệp;

trường hợp bị tai nạn lao động ngay trong tháng đầu tham gia đóng vào quỹ hoặc có thời gian tham gia gián đoạn sau đó trở lại làm việc thì tiền lương làm căn cứ tính khoản trợ cấp này là tiền lương của chính tháng đó”

Mức trợ cấp hàng tháng dựa trên mức suy giảm khả năng lao động của vợ bạn bằng: 30 + [(47-31) x 2] = 62% mức lương cơ sở. Lương cơ sở hiện tại theo Nghị định 38/2019/NĐ-CP là 1.490.000 đồng nên mức trợ cấp hàng tháng của vợ bạn bằng: 1.490.000 x 62% = 923.800 đồng/tháng.

Thêm vào đó, vợ bạn còn được hưởng mức trợ cấp hàng tháng dựa trên số năm đã đóng bảo hiểm xã hội được xác định theo quy định trên.

Chế độ tai nạn lao động khi bị tai nạn

Tư vấn chế độ tai nạn lao động trực tuyến 24/7: 1900 6172

Tóm lại, nếu vợ bạn bị tai nạn giao thông trên đường đi làm về trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý thì vợ bạn sẽ được hưởng chế độ tai nạn lao động hàng tháng với mỗi tháng bằng 62% mức lương cơ sở và trợ cấp dựa trên số năm đóng bảo hiểm xã hội.

Trên đây là bài viết về vấn đề chế độ tai nạn lao động khi bị tai nạn giao thông. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:

Bị tai nạn giao thông trên đường đi làm được hưởng chế độ gì?

Dưỡng sức sau tai nạn lao động theo luật mới nhất

Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề còn vướng mắc về Chế độ tai nạn lao động khi bị tai nạn giao thông; bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn và giải đáp trực tiếp.

luatannam