19006172

Chế độ tử tuất cho thân nhân viên chức chết năm 1990?

Chế độ tử tuất cho thân nhân viên chức chết năm 1990?

Cho tôi hỏi về vấn đề chế độ tử tuất cho thân nhân viên chức chết năm 1990 như sau: Bà Nguyễn Thị Minh Châu sinh năm 1955 Bình Thuận Nguyên là Cựu TNXP và là giáo viên ở Phan Thiết có quá trình tham gia công tác gần 19 năm (02/1972 – 09/1990) và sau khi mất (tháng 09/1990) Bà Châu chưa được giải quyết chế độ thôi việc, trợ cấp một lần. Nay Bà Châu được hưởng chế độ BHXH. 

Theo Bộ Lao động Thương binh & XH trả lời: Việc giải quyết chế độ cho Bà Nguyễn Thị Minh Châu theo Điều 21 và Điều 22 của Nghị định số 236-HĐBT ngày 18-9-1985 của Hội đồng Bộ trưởng về cải tiến chế độ tiền lương của công nhân, viên chức và các lực lượng vũ trang.

Sở Lao động Thương binh & XH tỉnh Bình Thuận trả lời: Bà Châu không thuộc đối tượng theo quy định tại Điều 21 và Điều 22 của Nghị định số 236-HĐBT ngày 18-9-1985 của Hội đồng Bộ trưởng về cải tiến chế độ tiền lương của công nhân, viên chức và các lực lượng vũ trang.

Vậy, gia đình phải làm gì để hưởng chế độ tử tuất cho thân nhân viên chức chết khi Sở lao động – thương binh và xã hội không thực hiện văn bản trả lời của Bộ thương binh và xã hội và cơ quan nào giải quyết sự hy hữu trên.



Thân nhân viên chức chếtTư vấn chế độ tử tuất:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn.Đối với trường hợp của bạn về chế độ tử tuất cho thân nhân viên chức chết năm 1990; chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:

Thứ nhất, căn cứ Điều 21 Nghị định 236-HĐBT ngày 19/8/1985:

“Điều 21. Khi công nhân, viên chức và quân nhân chết, thân nhân được hưởng trợ cấp như sau:

1. Nếu người chết được xác nhận là liệt sĩ, hoặc người chết là cán bộ hoạt động cách mạng trước tháng tám năm 1945 thuộc diện quy định tại Quyết định số 128-HĐBT ngày 8-10-1984 của Hội đồng Bộ trưởng thì thân nhân tiếp tục được hưởng nguyên lương và các khoản phụ cấp (nếu có) của người chết trong 6 tháng. Trong 12 tháng tiếp sau, được hưởng 20%.

Nếu chết vì tai nạn lao động hoặc vì bệnh nghề nghiệp thì thân nhân tiếp tục được hưởng nguyên lương và các khoản phụ cấp (nếu có) của người chết trong 5 tháng. Trong 6 tháng tiếp được hưởng 20%.

Nếu chết do ốm đau thông thường hoặc do tai nạn rủi ro thì thân nhân tiếp tục được hưởng nguyên lương và các khoản phụ cấp (nếu có) của người chết trong 4 tháng. Trong 6 tháng tiếp sau, được hưởng 20%.

2. Nếu người chết thuộc diện hưởng sinh hoạt phí thì lấy mức 250 đồng để tính lương; nếu người chết, trước khi vào bộ đội có mức lương cao hơn 250 đồng thì lấy mức lương ấy để tính.”

Như vậy, theo quy định tại Khoản 1 Điều 21 Nghị định 236 – HĐBT thì nếu viên chức chết thân nhân tiếp tục được hưởng nguyên lương và các khoản phụ cấp (nếu có) của người chết trong 4; 5 hoặc 6 tháng tùy từng trường hợp cụ thể. Trong 6 tháng hoặc 12 tháng tiếp theo được hưởng 20%. Do đó, gia đình bạn sẽ được giải quyết chế độ cho Bà Nguyễn Thị Minh Châu theo Điều 21 Nghị định 236-HĐBT.

Thứ hai, căn cứ Điều 22 Nghị định 236 -HĐBT :

“Điều 22. Sau thời gian hưởng nguyên lương như đã nói ở điều 21, thân nhân chủ yếu của người chết đã hết tuổi lao động hoặc chưa đến tuổi lao động hoặc mất sức lao động, được trợ cấp tiền tuất hàng tháng như sau:

1. Nếu người chết được xác nhận là liệt sĩ hoặc người chết là cán bộ hoạt động cách mạng trước tháng 8 năm 1945 thì mỗi thân nhân được trợ cấp hàng tháng 40 đồng.

Thân nhân viên chức chết

Tư vấn chế độ tử tuất trực tuyến 24/7: 1900 6172

2. Nếu chết vì tai nạn lao động hoặc vì bệnh nghề nghiệp, thì mỗi thân nhân được trợ cấp hàng tháng 35 đồng, nhưng tổng số tiền trợ cấp của gia đình nhiều nhất không quá 60% tiền lương và các khoản phụ cấp (nếu có) của người chết.

3. Nếu chết vì ốm đau thông thường hoặc vì tai nạn rủi ro, và nếu đã có đủ 15 năm công tác trở lên, thì mỗi thân nhân được trợ cấp hàng tháng 30 đồng, nhưng tổng số tiền trợ cấp của gia đình nhiều nhất không quá 50% tiền lương và các khoản phụ cấp (nếu có) của người chết.”

Như vậy, để được hưởng chế độ tử tuất hàng tháng thì thân nhân phải đáp ứng điều kiện đã hết tuổi lao động hoặc chưa đến tuổi lao động hoặc mất sức lao động. Nếu gia đình bạn không có ai đáp ứng điều kiện trên thì không được hưởng chế độ này. Vì vậy, bạn cần xét trường hợp cụ thể để xác định gia đình bạn có được hưởng chế độ theo Điều 22 nêu trên hay không.

Trên đây là bài viết về vấn đề chế độ tử tuất cho thân nhân viên chức chết năm 1990? Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết:

Chế độ tử tuất đối với người đang hưởng lương hưu mất và thân nhân của họ

Chế độ tử tuất của đối tượng là thương binh đang hưởng hưu trí

Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.

luatannam