19006172

Có phải đóng phần chênh lệch về BHYT khi tăng lương cơ sở?

Có phải đóng phần chênh lệch về BHYT khi tăng lương cơ sở?

Tôi muốn hỏi về: Có phải đóng phần chênh lệch về BHYT khi tăng lương cơ sở. Tôi có thắc mắc về vấn đề như sau: trường tôi tham gia bảo hiểm y tế cho các cháu học sinh theo hình thức 12 tháng đóng trước khi tăng lương. Vậy khi tăng lương cơ bản đóng bảo hiểm thì có thu thêm tiền bảo hiểm y tế của các cháu học sinh cấp 1 không?



đóng phần chênh lệch về BHYTTư vấn bảo hiểm y tế:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho Tổng đài tư vấn. Với trường hợp của bạn: Có phải đóng phần chênh lệch về BHYT khi tăng lương cơ sở, chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:

Căn cứ theo quy định tại khoản 4 điều 17  Quyết định 595/QĐ-BHXH về đối tượng tham gia bảo hiểm y tế như sau:

Điều 17. Đối tượng tham gia BHYT theo quy định tại Điều 12 Luật BHYT và các văn bản hướng dẫn thi hành, cụ thể như sau:

4. Nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng, bao gồm:

4.1. Người thuộc hộ gia đình cận nghèo;

4.2. Học sinh, sinh viên đang theo học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, kể cả sinh viên hệ dân sự đang học tập tại các trường Công an nhân dân;

Theo đó, đối tượng là học sinh sinh viên sẽ được hỗ trợ mức đóng từ ngân sách nhà nước.

Theo quy định tại khoản 11 Điều 18 Quyết định 595/QĐ-BHXH về mức đóng bảo hiểm y tế như sau:

Điều 18. Mức đóng, trách nhiệm đóng BHYT của các đối tượng theo quy định tại Điều 13 Luật BHYT và các văn bản hướng dẫn thi hành, cụ thể như sau:

11. Đối tượng tại Điểm 4.2 Khoản 4 Điều 17: mức đóng hằng tháng bằng 4,5% mức lương cơ sở do đối tượng tự đóng và được ngân sách nhà nước hỗ trợ tối thiểu 30% mức đóng.”

Theo quy định này thì học sinh, sinh viên sẽ đóng bảo hiểm dựa trên lương cơ sở, do đó khi tăng mức lương cơ sở thì mức đóng bảo hiểm của đối tượng này cũng sẽ tăng.

Bên cạnh đó, theo quy định tại  Khoản 6 Điều 19 Quyết định 595/QĐ-BHXH về phương thức đóng bảo hiểm y tế:

“6. Đối tượng tại Điểm 4.2 Khoản 4 Điều 17: định kỳ 03 tháng, 06 tháng hoặc 12 tháng học sinh, sinh viên đóng phần thuộc trách nhiệm phải đóng cho nhà trường đang học.”

đóng phần chênh lệch về BHYT

Tư vấn bảo hiểm y tế trực tuyến 24/7: 1900 6172

Như vậy, trường hợp mà thẻ bảo hiểm y tế học sinh đã đóng 12 tháng mà trong thời gian này Nhà nước điều chỉnh mức lương cơ sở thì không phải đóng bổ sung phần chênh lệch theo mức lương cơ sở mới.

Trên đây là bài viết về vấn đề có phải đóng phần chênh lệch về BHYT khi tăng lương cơ sở? Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm tại bài viết: 

Quyền lợi của học sinh, sinh viên khi tham gia bảo hiểm y tế

Mức đóng bảo hiểm y tế đối với học sinh sinh viên năm học 2020-2021

Trên đây là quy định của pháp luật về: Có phải đóng phần chênh lệch về BHYT khi tăng lương cơ sở. Nếu trong quá trình giải quyết có vấn đề gì vướng mắc vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7:1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.

luatannam