19006172

Công ty không đóng bảo hiểm cho người lao động thì bị xử lý thế nào?

Công ty không đóng bảo hiểm cho người lao động thì bị xử lý thế nào?

Xin chào Tổng đài tư vấn. Em có một số thắc mắc về vấn đề công ty không đóng bảo hiểm cho người lao động. Công ty em mới mở công ty năm 2021. Em ký HĐLĐ với những nhân viên đó là HĐ có thời hạn 3 năm. Tuy nhiên, toàn bộ nhân viên công ty mới này đang tham gia bảo hiểm tại công ty đang làm. Vậy em có cần khai báo bảo hiểm cho những nhân viên đó không? Hiện nay nếu công ty không đóng bảo hiểm cho người đó thì bị làm sao không ạ? Mong nhận được câu trả lời của Tổng đài. Chân thành cảm ơn!



công ty không đóng bảo hiểm cho người lao độngTư vấn bảo hiểm xã hội:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Với câu hỏi của bạn về vấn đề: công ty không đóng bảo hiểm cho người lao động; chúng tôi xin trả lời như sau:

Thứ nhất, về trách nhiệm tham gia bảo hiểm của người lao động và người sử dụng lao động:

Căn cứ điểm 1.1 khoản 1 Điều 42 Quyết định 595/QĐ- BHXH quy định như sau:

“Điều 42. Quản lý đối tượng

1. Đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN

1.1. Người lao động đồng thời có từ 02 HĐLĐ trở lên với nhiều đơn vị khác nhau thì đóng BHXH, BHTN theo HĐLĐ giao kết đầu tiên, đóng BHYT theo HĐLĐ có mức tiền lương cao nhất, đóng BHTNLĐ, BNN theo từng HĐLĐ.”

Theo quy định trên, trong trường hợp người lao động có từ 2 HĐLĐ trở lên với nhiều đơn vị khác nhau thì đóng bảo hiểm như sau:

+) Đóng BHTN, BHXH theo hợp đồng giao kết đầu tiên.

+) Đóng BHYT theo HĐLĐ có mức tiền lương cao nhất.

+) Đóng BHTNLĐ, BNN theo từng HĐLĐ.

Với trường hợp của bạn, trách nhiệm đóng bảo hiểm được xác định như sau:

Trách nhiệm tham gia BHTN, BHXH:

Theo thông tin bạn cung cấp thì công ty bạn có ký HĐLĐ với người lao động đang làm việc và đóng bảo hiểm ở 1 công ty khác. Như vậy, HĐLĐ công ty bạn giao kết với người lao động là HĐLĐ giao kết sau. Do đó, công ty bạn và những người lao động đó không cần phải tham gia BHXH và bảo hiểm thất nghiệp ở công ty bạn. 

Trách nhiệm tham gia bảo hiểm y tế:

Theo quy định, người lao động nếu có thêm HĐLĐ khác thì sẽ đóng BHYT theo HĐLĐ có mức tiền lương cao nhất. Do đó, với trường hợp của công ty bạn, sẽ có 2 trường hợp sau:

+) Trường hợp 1:  Tiền lương ở công ty bạn thấp hơn thì công ty bạn không phải tham gia BHYT cho những  người lao động đó.

+) Trường hợp 2: Tiền lương ở công ty bạn cao hơn tiền lương ở công ty thứ nhất mà những người lao động đó đang làm việc thì công ty bạn sẽ có trách nhiệm đóng BHYT cho người lao động đó.

Trách nhiệm tham gia BHTNLĐ, BNN:

Theo quy định thì người lao động và người sử dụng lao động sẽ đóng BHTNLĐ, BNN theo từng HĐLĐ. Do đó, công ty bạn và người lao động phải tham gia BHTNLĐ,BNN theo HĐLĐ đã ký kết. Về mức đóng BHTNLĐ,BNN, bạn có thể tham khảo tại bài viết: Giảm mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ 1% xuống còn 0,5%

Thứ hai, về xử phạt hành chính khi công ty không đóng bảo hiểm cho người lao động:

+) Vi phạm về đóng BHYT:

Trong trường hợp công ty bạn có trách nhiệm đóng BHYT cho người lao động nhưng công ty không đóng bảo hiểm cho người lao động thì bị xử phạt như sau: 

Căn cứ khoản 3, khoản 5  Điều 57 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP  quy định như sau:

Điều 80. Vi phạm quy định về đóng bảo hiểm y tế

2. Phạt tiền đối với hành vi không đóng bảo hiểm y tế cho toàn bộ số người lao động bắt buộc tham gia bảo hiểm y tế của người sử dụng lao động, đóng bảo hiểm y tế không đủ số người bắt buộc tham gia bảo hiểm y tế của người sử dụng lao động, chậm đóng bảo hiểm y tế, trốn đóng bảo hiểm y tế theo một trong các mức sau đây:

a) Từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng, khi vi phạm dưới 10 người lao động;

b) Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng, khi vi phạm từ 10 đến dưới 50 người lao động;

c) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng, khi vi phạm từ 50 đến dưới 100 người lao động;

d) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, khi vi phạm từ 100 đến dưới 500 người lao động;

đ) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng, khi vi phạm từ 500 đến dưới 1.000 người lao động;

e) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng, khi vi phạm từ 1.000 người lao động trở lên.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc hoàn trả số tiền mà đối tượng tham gia bảo hiểm y tế bị thiệt hại (nếu có) đối với hành vi quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này. Trường hợp không hoàn trả được cho đối tượng thì nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật;

b) Buộc nộp số lợi bất hợp pháp có được vào tài khoản thu của quỹ bảo hiểm y tế đối với hành vi quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này.”

Do bạn không cung cấp thông tin công ty bạn ký HĐLĐ với bao nhiêu người nên chúng tôi không thể xác định được mức phạt tiền cụ thể. Bạn có thể đối chiếu với quy định trên để biết được mức phạt chính xác khi công ty bạn không đóng BHYT cho người lao động. 

Ngoài mức phạt tiền trên, công ty bạn còn phải nộp số tiền phải đóng; lãi phát sinh của số tiền phải đóng hoặc số tiền chưa đóng, chậm đóng vào tài khoản thu của quỹ bảo hiểm y tế.

công ty không đóng bảo hiểm cho người lao động

Tư vấn bảo hiểm xã hội trực tuyến 24/7: 1900 6172

Trên đây là giải đáp về vấn đề: công ty không đóng bảo hiểm cho người lao động. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết sau:

Làm việc ở công ty tư nhân có phải đóng bảo hiểm xã hội không?

Thủ tục tham gia bảo hiểm lần đầu cho doanh nghiệp

Nếu còn vướng mắc về vấn đề: công ty không đóng bảo hiểm cho người lao động. Bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.

luatannam