19006172

Điều kiện về hợp đồng lao động khi tham gia BHXH?

Điều kiện về hợp đồng lao động khi tham gia BHXH

Công ty tôi đang làm có kế toán nghỉ sinh nên thuê tôi vào làm 6 tháng thay cho chị đó. Tôi muốn hỏi điều kiện về hợp đồng lao động khi tham gia BHXH là gì và tôi đã đủ điều kiện đóng chưa? Tôi vào làm được 3 tháng rồi mà vẫn chưa thấy công ty đóng cho tôi, nếu tôi khiếu nại thì công ty có bị phạt bao nhiêu tiền và tôi có được truy đóng lại thời gian trước đó hay không? Khoản lương nào tôi phải bắt buộc đóng bảo hiểm? Xin cám ơn!


hợp đồng lao động khi tham gia BHXHVới trường hợp điều kiện về hợp đồng lao động khi tham gia BHXH của bạn Tổng đài tư vấn xin tư vấn cho bạn như sau:

Thứ nhất, Điều kiện về hợp đồng lao động khi tham gia BHXH

Theo Điểm b Khoản 1 Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2016) quy định như sau:

“Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:

a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;”

Như vậy, người làm việc theo hợp đồng lao động từ đủ 01 tháng trở lên sẽ bắt đầu đóng bảo hiểm xã hội từ ngày 01/01/2018. Chính vì vậy, bạn có hợp đồng lao động 6 tháng với công ty thì đủ điều kiện để tham gia BHXH.

Tuy nhiên, có 01 số trường hợp sẽ không phải đóng BHXH. Bạn có thể tham khảo vấn đề này tại bài viết: Đối tượng miễn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quyết định 595/QĐ-BHXH

Thứ hai, về vấn đề xử phạt công ty không đóng bảo hiểm xã hội

Tại Khoản 4 Điều 38 Nghị định số 28/2020/NĐ-CP khi công ty đóng BHXH cho cá lao động khác nhưng không đóng cho bạn thì sẽ bị phạt như sau:

– Phạt tiền với mức từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động là cá nhân; không quá 150.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động là tổ chức. 

– Buộc đóng số tiền lãi của số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp chưa đóng theo mức lãi suất của hoạt động đầu tư từ Quỹ bảo hiểm xã hội trong năm.

hợp đồng lao động khi tham gia BHXH

Dịch vụ tư vấn bảo hiểm xã hội qua tổng đài 1900 6172

Thứ ba, về vấn đề truy đóng bảo hiểm cho bạn

Tại Điểm a Khoản 7 Điều 38 Nghị định số 28/2020/NĐ-CP quy định như sau:

“Điều 38. Vi phạm quy định về đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp

7. Biện pháp khắc phục hậu quả

a) Buộc truy nộp số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp phải đóng đối với các hành vi vi phạm quy định tại các khoản 4, 5,6 Điều này;”

Như vậy, công ty sẽ phải truy đóng số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp chưa đóng cho bạn. Tuy nhiên, việc truy thu chỉ được thực hiện khi đáp ứng đủ các điều kiện tại Khoản 2 Điều 38 Quyết định 595/QĐ-BHXH như sau:

– Cơ quan có thẩm quyền hoặc cơ quan BHXH thanh tra buộc truy thu.

– Đơn vị đề nghị truy thu đối với người lao động.

– Hồ sơ đúng đủ theo quy định tại Phụ lục 02 Quyết định 595/QĐ-BHXH.

Trường hợp đơn vị đề nghị truy thu cộng nối thời gian dưới 6 tháng kèm theo Mẫu D04h-TS hoặc kết luận kiểm tra, từ 06 tháng trở lên kèm kết luận thanh tra của cơ quan BHXH hoặc cơ quan thanh tra hoặc Quyết định xử lý vi phạm hành chính của cơ quan có thẩm quyền.

Thứ tư, về lương làm căn cứ đóng BHXH

Theo Khoản 2 Điều 6 Quyết định 595/QĐ-BHXH thì từ ngày 1/1/2018 trở đi, tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương, phụ cấp lương theo quy định và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật. Các khoản phụ cấp lương bắt buộc phải đóng bảo hiểm xã hội bao gồm 7 khoản chính là:

+ Phụ cấp chức vụ, chức danh;

+ Phụ cấp trách nhiệm;

+ Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;

+ Phụ cấp thâm niên;

+ Phụ cấp khu vực;

+ Phụ cấp lưu động;

+ Phụ cấp thu hút.

Bên cạnh đó, còn bao gồm các khoản phụ cấp khác có tính chất để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ và các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết: Mức tiền lương tháng tối đa để đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

Trên đây là Điều kiện về hợp đồng lao động khi tham gia BHXH.

Trong quá trình giải quyết nếu còn vấn đề gì thắc mắc về điều kiện về hợp đồng lao động khi tham gia BHXH; bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tiếp về bảo hiểm xã hội 1900.6172 để được tư vấn trực tiếp.

-> Mức lãi suất khi chậm đóng bảo hiểm hiểm xã hội

luatannam