19006172

Khi người lao động nghỉ việc có được tự đóng BHYT không?

Khi người lao động nghỉ việc có được tự đóng BHYT không?

Khi người lao động nghỉ việc có được tự đóng BHYT không? Tôi nghỉ việc ở doanh nghiệp từ tháng 11/2020. Nhưng tôi không trả thẻ BHYT lại cho doanh nghiệp mà tự đóng tiền BHYT cho hết thời hạn của thẻ để tiếp tục sử dụng có được không? Hoặc tôi muốn mua BHYT theo hộ gia đình thì có được hay không? Tôi làm thế nào mới mua được BHYT tự nguyện và mức đóng là bao nhiêu? Xin cảm ơn!


nghỉ việc có được tự đóng BHYT

Với trường hợp người lao động nghỉ việc có được tự đóng BHYT của bạn; Tổng đài tư vấn xin tư vấn cho bạn như sau:

Thứ nhất, người lao động nghỉ việc có được tự đóng BHYT?

Căn cứ theo quy định tại Khoản 73 Điều 1 Quyết định 505/QĐ-BHXH năm 2020

“Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số Điều của Quy trình thu bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (BHTNLĐ, BNN); quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT ban hành kèm theo Quyết định số 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam như sau:

73. Sửa đổi, bổ sung Điều 47 như sau:

“Điều 47. Giá trị sử dụng thẻ BHYT

1. Dữ liệu thẻ BHYT được quản lý tập trung và liên thông với dữ liệu thu. Các cơ sở KCB khi tiếp nhận thẻ BHYT của bệnh nhân đến khám bệnh thực hiện tra cứu thông tin về dữ liệu thẻ BHYT trên cổng tiếp nhận dữ liệu hệ thống thông tin giám định BHYT để xác định giá trị sử dụng của thẻ BHYT.”

Và căn cứ theo quy định tại điểm 9.1 Khoản 9 Công văn 1734/BHXH-QLT ngày 16 tháng 08 năm 2017:

“9.7. Khi có phát sinh giảm người lao động, đơn vị phải kịp thời lập danh sách báo giảm gửi cơ quan BHXH qua hệ thống giao dịch điện tử ngay trong tháng (tính đến ngày cuối cùng của tháng đó). Nếu báo giảm sau ngày cuối cùng của tháng giảm thì phải phải đóng hết giá trị thẻ BHYT của tháng kế tiếp và thẻ có giá trị sử dụng hết tháng đó. Cơ quan BHXH không thu hồi thẻ các trường hợp báo giảm.

Ví dụ: Người lao động thôi việc 28/07/2017, đơn vị báo giảm vào ngày 01/08/2017 thì đóng BHYT hết tháng 8/2017; không đóng BHXH, BHTN tháng 8/2017″

Như vậy, khi bạn nghỉ việc từ tháng 11/2020 thì thẻ BHYT của bạn chỉ có giá trị sử dụng đến hết tháng 11/2020 và bạn không thể đóng tiếp tiền BHYT để sử dụng thẻ BHYT đó nữa. Đồng thời hiện nay, bạn không trả lại thẻ cho doanh nghiệp nên việc bạn có trả thẻ BHYT hay không cũng không ảnh hưởng tới giá trị của thẻ.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết: Nộp lại thẻ bảo hiểm y tế khi nghỉ việc tại công ty

Thứ hai, về vấn đề tham gia BHYT tự nguyện

Căn cứ Điều 1 và Điều 5 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định:

“Điều 1. Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng

1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; người quản lý doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập và người quản lý điều hành hợp tác xã hưởng tiền lương; cán bộ, công chức, viên chức”.

“Điều 5. Nhóm tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình

1. Người có tên trong sổ hộ khẩu, trừ những người thuộc đối tượng quy định tại các Điều 1, 2, 3, 4 và 6 Nghị định này.

2. Người có tên trong sổ tạm trú, trừ đối tượng quy định tại các Điều 1, 2, 3 , 4 và 6 Nghị định này và đối tượng đã tham gia bảo him y tế theo quy định tại khoản 1 Điều này”.

Như vậy, nếu bạn đã nghỉ việc ở công ty và chưa đi làm việc ở công ty mới; đồng thời bạn cũng không nhận trợ cấp thất nghiệp thì có thể tham gia BHYT tự nguyện theo hình thức hộ gia đình.

nghỉ việc có được tự đóng BHYT

Hỗ trợ tư vấn bảo hiểm y tế trực tuyến 24/7: 1900 6172

Thứ ba, về thủ tục tham gia BHYT tự nguyện

Theo Điều 25 Quyết định 595/QĐ-BHXH thì hồ sơ tham gia BHYT tự nguyện theo hình thức hộ gia đình gồm các giấy tờ sau:

+ Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH,BHYT: mẫu TK1-TS, 1 bản;

+ Danh sách đăng ký tham gia BHYT theo hộ gia đình: mẫu DK01, 1 bản;

+ Danh sách người tham gia BHYT: mẫu D03 – TS, 1 bản;

+ Bản chính sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú (để đối chiếu);

+ Bản photo hoặc bản ảnh chụp thẻ BHYT của những người đã có thẻ bảo hiểm y tế.

Số lượng hồ sơ: 1 bộ

Hồ sơ này bạn mang đến nộp tại UBND xã nơi bạn có sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú. Khi đi bạn mang theo chứng minh nhân dân bản chính của mình.

Thứ tư, về mức đóng BHYT hộ gia đình

Căn cứ theo quy định tại Điểm e Khoản 1 Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP như sau:

“Điều 7. Mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế

1. Mức đóng bảo hiểm y tế hằng tháng của các đối tượng được quy định như sau:

e) Mức đóng bảo hiểm y tế của đối tượng quy định tại Điều 5 Nghị định này như sau: Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở; người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất; từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.

Việc giảm trừ mức đóng bảo hiểm y tế theo quy định tại điểm này được thực hiện khi các thành viên tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình cùng tham gia trong năm tài chính.”

Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại Nghị định số 38/2019/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2019 thì mức lương cơ sở hiện nay là 1.490.000 đồng. Vì vậy mức đóng BHYT tự nguyện cụ thể như sau:

+) Người thứ nhất = 1.490.000 x 4,5% = 67.050 đồng/tháng x 12 tháng = 804.600 đồng/năm;

+) Người thứ hai = 804.600 x 70% = 563.220 đồng/năm.

+) Người thứ ba = 804.600 x 60% = 482.760 đồng/năm.

+) Người thứ tư = 804.600 x 50% = 402.300 đồng/năm.

+) Người thứ năm trở đi = 804.600 x 40% = 321.840 đồng/năm.

Trên đây là bài viết về vấn đề khi người lao động nghỉ việc có được tự đóng BHYT không?

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết: Quy định về mức hưởng BHYT tự nguyện theo đối tượng hộ gia đình

Nếu còn vướng mắc về vấn đề người lao động nghỉ việc có được tự đóng BHYT, bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.

-> Quy định nơi đăng ký mua BHYT tự nguyện năm 2020

luatannam