19006172

Mức hưởng trợ cấp một lần khi bị tai nạn lao động

Mức hưởng trợ cấp một lần khi bị tai nạn lao động

Mức hưởng trợ cấp một lần khi bị tai nạn lao động. Tôi đang làm việc tại doanh nghiệp đóng gói thực phẩm và đã tham gia bảo hiểm xã hội 4 năm. Tôi bị tai nạn lao động và bị suy giảm khả năng lao động 12%. Xin cho tôi hỏi mức hưởng trợ cấp một lần khi bị tai nạn lao động mà tôi nhận được từ BHXH là bao nhiêu? Khi nào tôi được nhận và cần hồ sơ gì không? Ngoài ra, công ty có phải trả trợ cấp cho tôi không? Xin cám ơn!


trợ cấp một lần khi bị tai nạn lao độngVới trường hợp mức hưởng trợ cấp một lần khi bị tai nạn lao động của bạn Tổng đài tư vấn xin tư vấn cho bạn như sau:

Thứ nhất, về mức hưởng trợ cấp một lần khi bị tai nạn lao động

Căn cứ Khoản 1 Điều 48 Luật An toàn vệ sinh lao động năm 2015 quy định: 

“Điều 48. Trợ cấp một lần

1. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30% thì được hưởng trợ cấp một lần.

2. Mức trợ cấp một lần được quy định như sau:

a) Suy giảm 5% khả năng lao động thì được hưởng năm lần mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 lần mức lương cơ sở;

b) Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản này, còn được hưởng thêm khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, từ một năm trở xuống thì được tính bằng 0,5 tháng, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng vào quỹ được tính thêm 0,3 tháng tiền lương đóng vào quỹ của tháng liền kề trước tháng bị tai nạn lao động hoặc được xác định mắc bệnh nghề nghiệp;

Trường hợp bị tai nạn lao động ngay trong tháng đầu tham gia đóng vào quỹ hoặc có thời gian tham gia gián đoạn sau đó trở lại làm việc thì tiền lương làm căn cứ tính khoản trợ cấp này là tiền lương của chính tháng đó.”

Theo quy định trên:

Dựa vào mức suy giảm: 

Mức hưởng = 5 + (12 – 5) x 0.5 = 8.5 tháng lương cơ sở. Lương cơ sở hiện nay áp dụng theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 38/2019/NĐ-CP là 1.490.000 đồng nên bạn được hưởng 8.5 x 1.490.000 đồng = 12.665.000 đồng.

Dựa vào thời gian đóng bảo: 

Mức hưởng = 0.5 + (4 – 1) x 0.3 = 1,4 tháng lương liền kề. 

Bạn có thể tham khảo thêm tại bài viết: Dưỡng sức sau tai nạn lao động theo luật mới nhất

Thứ hai, về thời điểm hưởng trợ cấp tai nạn lao động

Căn cứ theo quy định tại Điều 50 Luật An toàn vệ sinh lao động năm 2015 thì 

“1. Thời điểm hưởng trợ cấp quy định tại các điều 48, 49 và 52 của Luật này được tính từ tháng người lao động điều trị ổn định xong, ra viện hoặc từ tháng có kết luận của Hội đồng giám định y khoa trong trường hợp không điều trị nội trú;

Trường hợp giám định tổng hợp mức suy giảm khả năng lao động quy định tại khoản 2 Điều 47 của Luật này, thời điểm trợ cấp được tính kể từ tháng người lao động điều trị xong, ra viện của lần điều trị đối với tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sau cùng hoặc từ tháng có kết luận giám định tổng hợp của Hội đồng giám định y khoa trong trường hợp không điều trị nội trú…”

Như vậy, thời điểm hưởng trợ cấp tai nạn lao động được xác định như sau:

– Từ tháng người lao động điều trị ổn định xong, ra viện;

– Từ tháng có kết luận của Hội đồng giám định y khoa trong trường hợp không điều trị nội trú;

– Trường hợp bị tai nạn lao động mà sau đó không xác định được thời điểm điều trị ổn định xong, ra viện thì thời điểm hưởng trợ cấp tai nạn lao động được tính từ tháng có kết luận của Hội đồng giám định y khoa.

Trợ cấp một lần khi tai nạn lao động

Tư vấn chế độ tai nạn lao động trực tuyến 24/7: 1900 6172

Thứ ba, về hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động từ BHXH

Căn cứ Điều 6 Quyết định 166/QĐ-BHXH có hiệu lực từ 01/05/2019 quy định:

“Điều 6. Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả

1.2.1. Đối với chế độ TNLĐ, BNN: 

a) Trường hợp bị TNLĐ, BNN lần đầu:

a1) Biên bản giám định mức suy gim KNLĐ của Hội đồng GĐYK hoặc bản sao giấy chứng nhận bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp trong trường hợp bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp (tương đương mức suy giảm KNLĐ 61%), nếu GĐYK mà tỷ lệ suy giảm KNLĐ cao hơn 61% thì hồ sơ hưởng chế độ BNN trong trường hợp này phải có Biên bản GĐYK.

a2) Trường hợp điều trị nội trú: Bản sao giy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án sau khi đã điều trị TNLĐ hoặc BNN.

a3) Trường hợp bị BNN mà không điều trị nội trú thì có thêm giấy khám BNN.

a4) Chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo quy định về việc trang cấp PTTGSH (nếu có).

a5) Văn bản đề nghị giải quyết chế độ TNLĐ, BNN theo mẫu số 05A-HSB.

a6) Trường hợp thanh toán phí GĐYK thì có thêm hóa đơn, chứng từ thu phí giám định; bng kê các nội dung giám định của cơ sở thực hiện GĐYK.

Do đó, trường hợp công ty bạn muốn đề nghị BHXH giải quyết chế độ trợ cấp tai nạn lao động thì cần chuẩn bị những giấy tờ nêu trên.

Bạn có thể tham khảo thêm tại bài viết: Thời gian giải quyết chế độ tai nạn lao động

Thứ tư, về trách nhiệm trả trợ cấp của công ty

Căn cứ Điều 3 và Điều 4 Thông tư 04/2015/TT-BLĐTBXH quy định:

“Điều 3. Bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

1. Đối tượng được bồi thường:

a) Người lao động bị tai nạn lao động làm suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên hoặc bị chết, trừ trường hợp quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 4 của Thông tư này;

3. Mức bồi thường:

b) Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương đối với người bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 10%; nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80% thì cứ tăng 1% sẽ được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương theo công thức dưới đây hoặc tra theo bảng tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này…”

“Điều 4. Trợ cấp tai nạn lao động

1. Người lao động bị tai nạn làm suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên hoặc bị chết trong các trường hợp sau thì được trợ cấp:

a) Tai nạn lao động mà nguyên nhân xảy ra tai nạn hoàn toàn do lỗi của chính người lao động bị nạn theo kết luận của biên bản điều tra tai nạn lao động;

3. Mức trợ cấp:

b) Ít nhất bằng 0,6 tháng tiền lương đối với người bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 10%; nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80% thì tra bảng theo mức bồi thường tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này…”

Như vậy, nếu bạn có lỗi để xảy ra tai nạn thì công ty chỉ trả trợ cấp cho bạn là 0,92 tháng tiền lương; nếu bạn không có lỗi thì được bồi thường 2,3 tháng tiền lương

Trên đây là bài viết về vấn đề mức hưởng trợ cấp một lần khi bị tai nạn lao động. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết: 

Trên đây là mức hưởng trợ cấp một lần khi bị tai nạn lao động. Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì thắc mắc; bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến về chế độ tai nạn lao động 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.

-> Tiền lương trong thời gian điều trị tai nạn lao động

luatannam