19006172

Người lao động chết do tai nạn lao động, thân nhân được quyền lợi gì?

Người lao động chết do tai nạn lao động, thân nhân hưởng quyền lợi gì?

Em có một vài thắc mắc về trường hợp người lao động chết do tai nạn lao động! Chồng em trên đường đi làm về thì bị tai nạn giao thông và đã qua đời. Và vụ tai nạn là do chồng em tự gây ra không biết vì nguyên nhân gì. Nhưng đã được phía cơ quan nhà nước xác nhận là tai nạn lao động. Vậy em muốn hỏi là chồng em và những người thân của chồng em được hưởng những loại bảo hiểm gì ạ? Vợ chồng em có một đứa con gần 3 tuổi ạ. 



Người lao động chết do tai nạn lao độngTư vấn bảo hiểm xã hội

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn. Về vấn đề người lao động chết do tai nạn lao động; chúng tôi xin trả lời cho bạn như sau:

Căn cứ Điều 45 Luật An toàn vệ sinh lao động năm 2015 quy định:

“Điều 45. Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động

Người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động; bệnh nghề nghiệp được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau đây:

1. Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:

c) Trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý;

2. Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn quy định tại khoản 1 Điều này;”

Bạn cho biết chồng bạn trên đường đi làm về thì bị tai nạn giao thông và đã qua đời. Trường hợp của chồng bạn cũng được xác định là tai nạn lao động. Khi đó, chồng bạn được hưởng các chế độ sau:

Thứ nhất, về trách nhiệm của người sử dụng lao động

Căn cứ Điều 38 Luật an toàn vệ sinh lao động năm 2015 quy định:

“Điều 38. Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Người sử dụng lao động có trách nhiệm đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như sau:

1. Kịp thời sơ cứu, cấp cứu cho người lao động bị tai nạn lao động và phải tạm ứng chi phí sơ cứu, cấp cứu và điều trị cho người lao động bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp;

2. Thanh toán chi phí y tế từ khi sơ cứu; cấp cứu đến khi điều trị ổn định cho người bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp như sau:

a) Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế;

c) Thanh toán toàn bộ chi phí y tế đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế;

3. Trả đủ tiền lương cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động;

4. Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động mà không hoàn toàn do lỗi của chính người này gây ra và cho người lao động bị bệnh nghề nghiệp với mức như sau:

b) Ít nhất 30 tháng tiền lương cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

5. Trợ cấp cho người lao động bị tai nạn lao động mà do lỗi của chính họ gây ra một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định tại khoản 4 Điều này với mức suy giảm khả năng lao động tương ứng;”

Như vậy, khi chồng bạn bị tai nạn giao thông do chính chồng bạn gây ra thì phía người sử dụng lao động có trách nhiệm sau:

– Kịp thời sơ cứu, cấp cứu và phải tạm ứng chi phí sơ cứu, cấp cứu và điều trị cho chồng bạn;

– Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả;

– Trả đủ tiền lương cho người lao động bị tai nạn lao động phải nghỉ việc trong thời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động;

– Được công ty trợ cấp ít nhất là 12 tháng tiền lương.

Thứ hai, chế độ tai nạn lao động

Căn cứ Khoản 1, Điều 53 Luật An toàn vệ sinh lao động năm 2015 quy định như sau:

“Điều 53. Trợ cấp khi người lao động chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Thân nhân người lao động được hưởng trợ cấp một lần bằng ba mươi sáu lần mức lương cơ sở tại tháng người lao động bị chết và được hưởng chế độ tử tuất theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

1. Người lao động đang làm việc bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;”

Như vậy, người lao động đang làm việc bị chết do tai nạn lao động thì thân nhân được hưởng trợ cấp một lần bằng 36 lần mức lương cơ sở tại tháng người lao động bị chết. Lương cơ cơ sở là 1.400.000 đồng. Vì thế, gia đình sẽ được nhận 53.640.000 đồng.

Thứ ba, về chế độ tử tuất với người lao động chết do tai nạn lao động

Căn cứ Điểm b, Khoản 1 và Khoản 2, Điều 66 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định:

“Điều 66. Trợ cấp mai táng

1. Những người sau đây khi chết thì người lo mai táng được nhận một lần trợ cấp mai táng:

b) Người lao động chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc chết trong thời gian điều trị do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

2. Trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở tại tháng mà người quy định tại khoản 1 Điều này chết”.

Như thế, chồng bạn chết do tai nạn lao động thì người lo mai táng được nhận một lần trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở tại tháng mà chồng bạn chết. Lương cơ sở hiện nay đang là 1.490.000 đồng. Do đó, người lo mai tang cho chồng bạn sẽ nhận được 14.900.000 đồng.

Bên cạnh đó, Điều 67 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về trợ cấp tuất hàng tháng như sau:

“Điều 67. Các trường hợp hưởng trợ cấp tuất hằng tháng

1. Những người quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 66 của Luật này thuộc một trong các trường hợp sau đây khi chết thì thân nhân được hưởng tiền tuất hằng tháng:

c) Chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

2. Thân nhân của những người quy định tại khoản 1 Điều này được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng, bao gồm:

a) Con chưa đủ 18 tuổi; con từ đủ 18 tuổi trở lên nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; con được sinh khi người bố chết mà người mẹ đang mang thai;”

Người lao động chết do tai nạn lao động

 

Tư vấn Bảo hiểm xã hội trực tuyến 1900 6172

Bên cạnh đó, Khoản 3, Điều 69 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định:

“Điều 69. Các trường hợp hưởng trợ cấp tuất một lần

3. Thân nhân thuộc diện hưởng trợ cấp tuất hằng tháng theo quy định tại khoản 2 Điều 67 mà có nguyện vọng hưởng trợ cấp tuất một lần, trừ trường hợp con dưới 06 tuổi, con hoặc vợ hoặc chồng mà bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;”

Theo đó, chồng bạn chết do tai nạn lao động khi con mới 3 tuổi nên gia đình bạn không được lựa chọn nhận trợ cấp tuất một lần mà phải nhận trợ cấp hàng tháng. 

Về đối tượng được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng, bạn vui lòng tham khảo bài viết: Đối tượng được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng

Bên cạnh đó, bạn có thể tìm hiểu trợ cấp tuất hàng tháng tại bài viết: Quy định về mức hưởng trợ cấp tuất hằng tháng

Trên đây là tư vấn về chế độ với người lao động chết do tai nạn lao động. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo bài viết: 

Hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động như thế nào?

Hồ sơ hưởng chế độ tử tuất hàng tháng?

Nếu còn vướng mắc về chế độ với người lao động chết do tai nạn lao động; bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 19006172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.

luatannam