19006172

Người lao động có thể tự chốt sổ bảo hiểm trong trường hợp nào?

Người lao động có thể tự chốt sổ bảo hiểm trong trường hợp nào?

Tôi nghe người khác nói người lao động có thể tự chốt sổ bảo hiểm xã hội của mình. Không biết như vậy có đúng không và nếu có thể tự chốt sổ thì thủ tục chốt sổ như thế nào? Mong được làm rõ.



Sổ bảo hiểmTư vấn bảo hiểm xã hội:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn. Với trường hợp của bạn, chúng tôi xin trả lời cho bạn như sau:

Căn cứ Khoản 3, Điều 48 Bộ Luật lao động 2019 quy định như sau:

“Điều 48. Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động

3.

Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động.”

Bên cạnh đó, Khoản 5, Điều 21 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 có quy định:

“Điều 21. Trách nhiệm của người sử dụng lao động

5. Phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động, xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật”.

Như vậy, người lao động không thể tự mình chốt sổ BHXH. Trách nhiệm này thuộc về người sử dụng lao động. Nếu công ty vẫn không chốt sổ BHXH, bạn có thể liên hệ với Phòng Lao động- Thương binh và Xã hội quận, huyện (nơi công ty đặt trụ sở) hoặc Thanh tra Sở Lao động-Thương binh và Xã hội để được can thiệp giúp đỡ.

Tuy nhiên, có một trường hợp duy nhất về việc người lao động có thể tự đi chốt sổ. Đó là khi doanh nghiệp nợ tiền bảo hiểm xã hội nhưng đã phá sản, giải thể mà chưa chốt được sổ cho người lao động. Và điều này được quy định tại điểm Khoản 72 Điều 1 Quyết định 505/QĐ-BHXH năm 2020 quy định:

“Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số Điều của Quy trình thu bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (BHTNLĐ, BNN); quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT ban hành kèm theo Quyết định số 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam như sau:

72. Sửa đổi, bổ sung Điều 46 như sau:

1.2. Đối với đơn vị nợ tiền đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN, nếu người lao động đủ điều kiện hưởng BHXH hoặc chấm dứt HĐLĐ, HĐLV thì đơn vị có trách nhiệm đóng đủ BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN, bao gồm cả tiền lãi chậm đóng theo quy định, cơ quan BHXH xác nhận sổ BHXH để kịp thời giải quyết chế độ BHXH, BHTN cho người lao động.

Trường hợp đơn vị chưa đóng đủ thì xác nhận sổ BHXH đến thời điểm đã đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN. Sau khi thu hồi được số tiền đơn vị còn nợ thì xác nhận bổ sung trên sổ BHXH.

1.3. Khi điều chỉnh giảm thời gian đóng hoặc giảm mức đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN đã ghi trong sổ BHXH, phải ghi cụ thể nội dung điều chỉnh, xác nhận lũy kế hoặc tổng thời gian đã đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN”

Theo quy định trên, khi công ty nợ tiền bảo hiểm thì người lao động vẫn có thể chốt sổ bảo hiểm. Tuy nhiên, chỉ được xác nhận sổ BHXH đến thời điểm công ty đã đóng tiền. 

Sổ bảo hiểm

Tổng đài tư vấn Bảo hiểm xã hội trực tuyến 24/7: 19006172

Trong trường hợp doanh nghiệp khi phá sản, giải thể không chốt sổ cho người lao động thì người lao động lên cơ quan bảo hiểm xã hội quận/huyện nơi công ty cũ đóng bảo hiểm để làm thủ tục chốt sổ. Khi đó, thời gian đóng bảo hiểm sẽ được chốt đến thời điểm công ty đã tham gia cho người lao động.

Hồ sơ để chốt sổ

Để có thể chốt sổ bảo hiểm xã hội trong trường hợp này, bạn cần chuẩn bị trước mẫu tờ khai TK1-TS, ghi đầy đủ thông tin của bản thân vào tờ khai và nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội.  Sau đó, cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ chốt quá trình tham gia bảo hiểm xã hội cho bạn.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết: Hồ sơ chốt sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động mới nhất

Nếu trong quá trình giải quyết có vấn đề gì vướng mắc vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.

luatannam