19006172

Nơi khám chữa bệnh ban đầu của cán bộ trong quân đội đã nghỉ hưu?

Nơi khám chữa bệnh ban đầu của cán bộ trong quân đội đã nghỉ hưu?

Bố tôi là cán bộ công tác trong quân đội thì khi hưởng lương hưu được hưởng 100% chi phí y tế nữa không?  Bố tôi có thể sử dụng thẻ bảo hiểm hưu trí đó để đi kiểm tra sức khỏe được không? Nơi khám chữa bệnh ban đầu của cán bộ trong quân đội đã nghỉ hưu như bố tôi thường là ở đâu thế ạ? Nếu như không muốn khám chữa ở đó nữa thì có xin đổi qua nơi khác được không? Tôi cám ơn nhiều!


Nơi khám chữa bệnh ban đầu của cán bộ

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về vấn đề nơi khám chữa bệnh ban đầu của cán bộ trong quân đội đã nghỉ hưu tới Tổng đài tư vấn Với trường hợp của bạn; chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:

Thứ nhất, về mức hưởng BHYT cho cán bộ trong quân đội đã nghỉ hưu

Căn cứ Khoản 1 Điều 2 và Điểm e Khoản 1 Điều 14 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định như sau: 

“Điều 2. Nhóm do cơ quan bảo hiểm xã hội đóng

1. Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng”.

“Điều 14. Mức hưởng bảo hiểm y tế đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 7 Điều 22 của Luật bảo hiểm y tế

1. Người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại các Điều 26, 27 và 28 của Luật bảo hiểm y tế; khoản 4 và 5 Điều 22 của Luật bảo hiểm y tế thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng như sau:

e) 95% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 2, khoản 12 Điều 3 và khoản 1 và 2 Điều 4 Nghị định này;”

Như vậy, bố của bạn là cán bộ quân đội thì khi nghỉ hưởng lương hưu chỉ hưởng 95% các chi phí trong danh mục khi đi khám chữa bệnh đúng tuyến chứ không được 100%.

Thứ hai, về vấn đề dùng thẻ BHYT hưu trí để kiểm tra sức khỏe

Căn cứ Điều 23 Luật Bảo hiểm y tế năm 2014 quy định như sau:

“Điều 23. Các trường hợp không được hưởng bảo hiểm y tế

1. Chi phí trong trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 21 đã được ngân sách nhà nước chi trả.

2. Điều dưỡng, an dưỡng tại cơ sở điều dưỡng, an dưỡng.

3. Khám sức khỏe.

4. Xét nghiệm, chẩn đoán thai không nhằm mục đích điều trị.

5. Sử dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, nạo hút thai, phá thai, trừ trường hợp phải đình chỉ thai nghén do nguyên nhân bệnh lý của thai nhi hay của sản phụ.

6. Sử dụng dịch vụ thẩm mỹ…”

Theo quy định trên thì khám sức khỏe là 01 trong các trường hợp không được bảo hiểm y tế chi trả. Vì vậy khi bố bạn đi kiểm tra sức khỏe (khám sức khỏe) thì sẽ phải tự thanh toán các chi phí đó.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm Thông tư 13/2019/TT-BYT về các dịch vụ kỹ thuật được hưởng BHYT và mức giá dịch vụ cụ thể khi đi khám chữa bệnh.

Nơi khám chữa bệnh ban đầu của cán bộ

Dịch vụ tư vấn bảo hiểm y tế trực tuyến 24/7: 1900 6172

Thứ ba, về nơi khám chữa bệnh ban đầu của cán bộ quân đội nghỉ hưu

Căn cứ điểm đ Khoản 2 Điều 9 Thông tư số 40/2015/TT-BYT quy định:

“2. Người tham gia bảo hiểm y tế được đăng ký khám bệnh, chữa bệnh  ban đầu tại một trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Điều 8, khoản 1 Điều 9 Thông tư này hoặc được đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế khác trong các trường hợp sau đây:

đ) Người công tác trong quân đội khi nghỉ hưu được đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Khoản 9 Điều 5, Khoản 4 Điều 6 Thông tư này.”

Như vậy, theo quy định trên thì người làm việc trong quân đội mà nghỉ hưu thì được đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu ở các cơ sở y tế sau:

1. Bệnh viện đa khoa tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

2. Bệnh viện đa khoa hạng I, hạng II thuộc các Bộ, Ngành, hoặc trực thuộc đơn vị thuộc các Bộ, Ngành;

3. Bệnh viện chuyên khoa, Viện chuyên khoa, Trung tâm chuyên khoa, Trung tâm y tế dự phòng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có Phòng khám đa khoa;

4. Bệnh viện Nhi, Bệnh viện Sản – Nhi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

5. Bệnh viện đa khoa tư nhân tương đương hạng I, tương đương hạng II;

6. Bệnh viện y học cổ truyền tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Bộ, Ngành;

7. Bệnh viện y học cổ truyền tư nhân tương đương hạng I, tương đương hạng II;

8. Bệnh viện hạng II thuộc Bộ Quốc phòng, Bệnh viện quân – dân y hạng II, các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

9. Bệnh viện hạng đặc biệt, bệnh viện hạng I trực thuộc Bộ Quốc phòng, Viện Y học cổ truyền Quân đội, các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

10. Bệnh viện tuyến xã, tuyến huyện theo Điều 8 Thông tư số 40/2015/TT-BYT.

Bạn có thể tham khảo thêm bài viết: Những đối tượng được đăng ký nơi KCB tại bệnh viện trung ương

Thứ tư, về vấn đề thay đổi nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu

Căn cứ Điều 26 Luật Bảo hiểm y tế năm 2014 quy định:

“1. Người tham gia bảo hiểm y tế có quyền đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến xã, tuyến huyện hoặc tương đương; trừ trường hợp được đăng ký tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến tỉnh hoặc tuyến trung ương theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế…

2. Người tham gia bảo hiểm y tế được thay đổi cơ sở đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu vào đầu mỗi quý.

3. Tên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu được ghi trong thẻ bảo hiểm y tế.”

Như vậy, nếu có nhu cầu thì bố của bạn được thay đổi cơ sở đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu vào đầu mỗi quý (tháng 1; tháng 4; tháng 7 và tháng 10).

Trên đây là bài viết về vấn đề nơi khám chữa bệnh ban đầu của cán bộ trong quân đội đã nghỉ hưu?

Bạn có thể tham khảo thủ tục tại bài viết: Thủ tục đổi thẻ BHYT khi thay đổi nơi khám, chữa bệnh ban đầu

Nếu còn vướng mắc về vấn đề nơi khám chữa bệnh ban đầu của cán bộ trong quân đội đã nghỉ hưu; bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến về bảo hiểm y tế 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.

-> Có bắt buộc phải đến nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu?

luatannam