19006172

Quy định về việc truy thu bảo hiểm y tế khi báo giảm muộn

Nội dung câu hỏi:

Truy thu bảo hiểm y tế khi báo giảm muộn? Công ty em vừa có 1 trường hợp báo giảm chậm vào ngày 1/8/2019. Theo quy định thì người lao động bắt đầu nghỉ việc vào tháng nào thì sẽ bị truy thu bảo hiểm y tế nguyên tháng đó; nếu báo giảm chậm thì truy thu hết tháng báo giảm chậm. Vậy cho em hỏi phần 4.5% tiền bảo hiểm y tế truy thu của tháng 8 này là do Công ty em chịu hay người lao động phải chịu? Cảm ơn anh/chị.


VIDEO: BÁO GIẢM MUỐN VÀ TRUY THU BẢO HIỂM Y TẾ

Tư vấn bảo hiểm y tế:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới công ty Tổng đài tư vấn. Đối với trường hợp của bạn chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:

Quy định về việc báo giảm muộn bị truy thu BHYT

Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 50 Quyết định 595/QĐ- BHXH:

Điều 50. Trách nhiệm của người tham gia, đơn vị, Đại lý thu

2. Trách nhiệm của đơn vị, Đại lý thu

2.1. Đơn vị

a) Thực hiện lập, nộp hồ sơ; trích nộp tiền BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN theo đúng quy trình, quy định tại Văn bản này và quy định của pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN. Trường hợp đơn vị lập danh sách báo giảm chậm, đơn vị phải đóng số tiền BHYT của các tháng báo giảm chậm và thẻ BHYT có giá trị sử dụng đến hết các tháng đó.”

Bên cạnh đó, căn cứ Điểm 9.7 và Điểm 10.3 Công văn 1734/BHXH-QLT ngày 16 tháng 8 năm 2017 quy định về cấp và quản lý thẻ bảo hiểm y tế.

“9.7. Khi có phát sinh giảm người lao động, đơn vị phải kịp thời lập danh sách báo giảm gửi cơ quan BHXH qua hệ thống giao dịch điện tử ngay trong tháng (tính đến ngày cuối cùng của tháng đó). Nếu báo giảm sau ngày cuối cùng của tháng giảm thì phải phải đóng hết giá trị thẻ BHYT của tháng kế tiếp và thẻ có giá trị sử dụng hết tháng đó. Cơ quan BHXH không thu hồi thẻ các trường hợp báo giảm.

Ví dụ: Người lao động thôi việc 28/07/2017, đơn vị báo giảm vào ngày 01/08/2017 thì đóng BHYT hết tháng 8/2017; không đóng BHXH, BHTN tháng 8/2017.

10.3. Khi có phát sinh giảm thì đơn vị báo giảm từ ngày 01 tháng sau, tuy nhiên phải đóng giá trị thẻ BHYT của tháng sau. Trường hợp để không đóng bổ sung giá trị thẻ tháng sau thì đơn vị có thể lập hồ sơ báo giảm tháng sau bắt đầu từ ngày 28 tháng trước, nhưng sau khi báo giảm thì không được báo phát sinh tháng trước.”

Như vậy, khi công ty báo giảm chậm thì công ty sẽ chịu trách nhiệm nộp tiền BHYT cho những tháng báo chậm đó và người lao động không có nghĩa vụ phải đóng các khoản chi phí này.

Hướng dẫn cách báo giảm để không bị truy thu BHYT

Trường hợp báo giảm NLĐ nghỉ KL;

– Nếu người lao động thông báo xin nghỉ không lương dài hạn (tức là Doanh nghiệp biết trước khoảng thời gian mà người lao động xin nghỉ): Khi đó, doanh nghiệp vận dụng quy tắc Khoản 4 Điều 49 Quyết định 595/QĐ-BHXH/2017 thì nếu tháng mà người lao động có 14 ngày làm việc nghỉ không lương thì sẽ thực hiện việc báo giảm lao động ngay tại tháng được thông báo.

Ví dụ 1: hôm nay là ngày 30/05/2022, anh A thông báo với Công ty về việc sẽ xin nghỉ không lương từ ngày 05/06/2022 cho đến hết ngày 23/06/2022. Theo đó, từ ngày 05/06/2022 – 23/06/2022 đã nghỉ quá 14 ngày công trong tháng 06 nên tháng 06 công ty phải báo giảm nghỉ không lương cho anh A. Và để không mất tiền BHYT thì Công ty cần làm hồ sơ báo giảm nghỉ KL cho anh A từ ngày 30/5/2022 hoặc muộn nhất là 31/05/2022. Nếu để sang 01/06/2022 thì sẽ bị truy thu tiền BHYT cả tháng 6.

– Nếu người lao động nghỉ không lương đột xuất theo các đợt nhỏ không xác định được trước: Do không có báo trước nên khoảng cuối tháng mà thấy người lao động không đủ số ngày công thì phải tính toán trước và báo giảm để tránh bị truy thu tiền BHYT tháng sau.

Ví dụ 2: Anh B làm việc tại Công ty, do có việc đột xuất nên anh B xin công ty nghỉ việc từ 03/05/2022 – 10/05/2022, sau đó lại xin nghỉ tiếp từ 15/05/2022 – 18/05/2022, cuối tháng do gia đình ở quê có việc nên anh xin phép nghỉ tiếp từ 25/05/2022 – 31/05/2022. Vậy, tính tổng 03 đợt, anh B đã nghỉ quá số ngày làm việc nên tháng 5 không đóng bảo hiểm mà phải báo KL. Vậy, khi ngày 25/05/2022 mà anh B xin nghỉ tiếp, công ty sẽ làm báo giảm KL cho anh B và tháng 5 vẫn mất tiền BHYT, tránh để sang tháng 6 sẽ bị truy thu cả tiền BHYT của tháng 6.

Trường hợp báo giảm NLĐ do nghỉ hẳn việc; 

Về nguyên tắc, tại tháng làm hồ sơ báo giảm nghỉ hẳn thì sẽ bị truy thu tiền BHYT của tháng đó, còn tiền BHXH, BHTN có phải đóng hay không phụ thuộc vào việc số ngày làm việc của họ có đủ để đóng BHXH hay không (áp dụng theo nguyên tắc nghỉ từ 14 ngày công trở lên theo các Khoản 4, 5, 6 Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH).

– Nếu người lao động thông báo trước về việc nghỉ việc: Công ty cần ngồi tính toán và xác định thời điểm báo giảm để không bị truy thu tiền BHYT.

– Nếu người lao động nghỉ việc đột xuất không báo trước: cần làm thủ tục báo giảm hẳn luôn tại thời điểm biết người lao động nghỉ việc. Nếu báo giảm muộn thì sẽ bị truy thu tiền BHYT những tháng làm muộn.

Khi người lao động nghỉ việc thì Công ty phải thực hiện thủ tục bảo Giảm lao động và chốt sổ BHXH cho người lao động. Về nguyên tắc khi phát sinh nghiệp vụ vào tháng nào thì phải làm hồ sơ báo giảm của tháng đó.

Ví dụ 3: ngày 25/05/2022 anh C thông báo với Công ty là sang tháng 6 sẽ nghỉ hẳn việc, khi đó cuối tháng 5 công ty phải làm thủ tục báo giảm hẳn cho anh C thì sẽ chỉ phải đóng tiền BHXH, BHYT, BHTN tháng 5/2022. Nếu để sang tháng 6 mới làm hồ sơ báo giảm sẽ bị mất tiền BHYT của tháng 6.

Trường hợp báo giảm NLĐ nghỉ ốm;

– Đối với trường hợp báo giảm nghỉ ốm đau đúng tại tháng phát sinh: tháng báo giảm nghỉ ốm sẽ được BHXH xác nhận cho dùng BHYT miễn phí, hết tháng chế độ thì bên cơ quan BHXH sẽ cắt thẻ BHYT ốm đau của người lao động và nếu người lao động vẫn nghỉ việc chưa đi làm trở lại thì sẽ không có thẻ BHYT để dùng.

– Đối với trường hợp báo giảm nghỉ ốm đau muộn so với tháng phát sinh: khi đó thẻ BHYT của NLĐ các tháng vẫn bị truy thu.

Ví dụ 4: Anh H bị ốm phải nằm viện do gãy chân mất 02 tháng từ 01/03/2022 đến ngày 5/5/2022. Nhưng do công ty không biết nên mãi đến tháng 5 mới làm hồ sơ báo giảm ốm từ tháng 3/2022. Khi đó tháng 3 và tháng 4 sẽ không phải đóng BHXH, BHTN cho anh H. Nhưng tháng 4 thì anh H bị truy thu tiền BHYT bình thường.

Trường hợp báo giảm người lao động nghỉ thai sản;

Vì thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản, người lao động sẽ được xác định là thời gian có đóng BHXH và được dùng BHYT nên việc báo giảm muộn thì cũng không bị truy thu tiền BHYT.

Truy thu bảo hiểm y tế

Tư vấn bảo hiểm y tế trực tuyến 24/7: 1900 6172

Số tiền BHYT bị truy thu là bao nhiêu

Theo quy định tại Điểm e Khoản 1 Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP như sau:

“Điều 7. Mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế

1. Mức đóng bảo hiểm y tế hằng tháng của các đối tượng được quy định như sau

a) Bằng 4,5% tiền lương tháng của người lao động đối với đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định này”

Như vậy, tiền BHYT mà hàng tháng NLĐ và NSDLĐ phải đóng hằng tháng là 4.5% trên mức tiền lương tháng của người lao động. Theo đó, NLĐ phải đóng 1.5% còn NSDLĐ phải đóng 3%.

Ai có trách nhiệm phải đóng tiền BHYT bị truy thu

Hiện tại, pháp luật hiện hành không có quy định về việc khi làm thủ tục báo giảm muộn thì NLĐ hay NSDLĐ có trách nhiệm nộp tiền truy thu. Theo đó, ta có thể xác định như sau:

Trường hợp 01: Do lỗi của NLĐ: Nếu việc báo giảm muộn do lỗi của NLĐ thì NLĐ sẽ phải chịu phần thẻ BHYT bị truy thu

Trường hợp 02: Do lỗi của NSDLĐ: Nếu việc báo giảm muộn do lỗi của NLSDLĐ mà không phải do NLĐ thì NSDLĐ có trách nhiệm phải đóng tiền bộ số tiền BHYT truy thu;

Trường hợp 03: Không do lỗi của bên nào: Khi đó trách nhiệm đóng tiền BHYT bị truy thu sẽ do cả NLĐ và NSDLĐ đóng theo % là 1.5% và 3%.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm tại bài viết: 

Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn và giải đáp trực tiếp.

luatannam