19006172

Quyền lợi của người lao động khi công ty giải thể?

Quyền lợi của người lao động khi công ty giải thể?

Quyền lợi của người lao động khi công ty giải thể? Tôi tên Hoàng, hiện tôi đang làm công nhân cho một công ty cơ khí tại Khu công nghiệp Tân Tạo Quận Bình Tân. Hiện nay khoảng cuối 2020 công ty giải thể, tôi tham gia bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp đầy đủ từ đầu năm 2006 cho đến khi công ty giải thể. Tôi xin hỏi chế độ bảo hiểm của tôi như thế nào? Khi công ty giải thể thì thủ tục giấy tờ bảo hiểm công ty tự làm cho công nhân phải không?



Quyền lợi của người lao độngTư vấn bảo hiểm xã hội:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi Quyền lợi của người lao động khi công ty giải thể tới Tổng đài tư vấn. Với trường hợp của bạn; chúng tôi xin trả lời cho bạn như sau:

Thứ nhất, Quyền lợi của người lao động khi công ty giải thể?

Căn cứ Khoản 2 Điều 48 Bộ Luật lao động 2019:

Điều 48. Trách nhiệm khi chấm dứt hợp đồng lao động

2. Tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp thôi việc và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể, hợp đồng lao động được ưu tiên thanh toán trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị chấm dứt hoạt động, bị giải thể, phá sản.”

Như vậy, trường hợp doanh nghiệp giải thể thì doanh nghiệp sẽ ưu tiên thanh toán cho bạn tiền lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và các quyền lợi khác của người lao động theo quy định của pháp luật. Do đó, công ty sẽ đóng bảo hiểm xã hội đầy đủ cho bạn và thực hiện thủ tục chốt quá trình tham gia bảo hiểm của bạn tại công ty. Sau đó, công ty sẽ trả sổ bảo hiểm xã hội và các giấy tờ khác của bạn mà công ty đang giữ.

Thứ hai, về trợ cấp thôi việc, căn cứ Điều 46 Bộ Luật lao động 2019:

Điều 46. Trợ cấp thôi việc

1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 9 và 10 Điều 34 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương, trừ trường hợp đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều 36 của Bộ luật này.

2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm.

3. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi người lao động thôi việc.

4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.”

Bên cạnh đó, căn cứ khoản 4 Điều 2 và khoản 1 Điều 140 Luật bảo hiểm xã hội 2006:

Điều 2. Đối tượng áp dụng

4. Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp là người sử dụng lao động quy định tại khoản 2 Điều này có sử dụng từ mười lao động trở lên.

Điều 140. Hiệu lực thi hành

1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2007; riêng đối với bảo hiểm xã hội tự nguyện thì từ ngày 01 tháng 01 năm 2008, đối với bảo hiểm thất nghiệp thì từ ngày 01 tháng 01 năm 2009“.

Theo đó, nếu doanh nghiệp bạn trên 10 người lao động sẽ đóng bảo hiểm thất nghiệp cho nhân viên từ 01/01/2009 còn nếu doanh nghiệp bạn sử dụng dưới 10 người lao động sẽ tham gia bảo hiểm thất nghiệp từ 1/1/2015 là thời điểm Luật việc làm 2013 có hiệu lực thi hành.

Như vậy, bạn cần dựa vào thời điểm tham gia bảo hiểm thất nghiệp của mình để biết chính xác thời gian làm việc để tính hưởng trợ cấp thôi việc. Theo đó, thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian bạn đã làm việc thực tế cho đơn vị trừ đi thời gian bạn đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được chi trả trợ cấp thôi việc. Và cứ mỗi năm trong khoảng thời gian này, bạn sẽ được chi trả nửa tháng tiền lương.

Quyền lợi của người lao động

Tư vấn bảo hiểm xã hội trực tuyến 24/7: 1900 6172

Thứ ba, trợ cấp thất nghiệp, căn cứ Điều 50  Nghị định 28/2015/NĐ-CP:

“Điều 50. Mức, thời gian, thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp

2. Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng.”

Như vậy, căn cứ theo khoản 2 Điều 50 Luật việc làm 2013 bạn có thể tính được thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp của mình với mức hưởng mỗi tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp.

Về hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp:

Bạn phải trực tiếp làm thủ tục để hưởng trợ cấp thất nghiệp. Và theo quy định tại Điều 17 Nghị định 28/2015/NĐ-CP thì bạn có thể ủy quyền cho người khác nộp hoặc nộp hồ sơ theo đường bưu điện trong một số trường hợp như:

+) Ốm đau, thai sản có xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền

+) Bị tai nạn có xác nhận của cảnh sát giao thông hoặc cơ sở y tế

+) Hỏa hoạn, lũ lụt, động đất, sóng thần có xác nhận của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã

Trên đây là bài viết về vấn đề Quyền lợi của người lao động khi công ty giải thể. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm tại bài viết: Thời hạn làm hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp

Nếu trong quá trình giải quyết bạn còn vấn đề gì thắc mắc về Quyền lợi của người lao động khi công ty giải thể; bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.

luatannam