19006172

Thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp trong trường hợp chuyển nơi cư trú

Thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp trong trường hợp chuyển nơi cư trú

Tổng đài thân mến! Tôi muốn Tổng đài tư vấn hộ tôi về thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp với trường hợp của tôi như sau: Tôi làm cho công ty ở Hà Nội nhưng hiện giờ tôi đã nghỉ việc và đã vào Tp. HCM. Tôi muốn nhận bảo hiểm thất nghiệp tại tp.HCM thì có cần phải có giấy tạm trú tại Tp.HCM hay không? Hộ khẩu thường trú của tôi thì lại ở Bình Thuận. Xin Tổng Đài tư vấn hộ tôi và nếu được thì cần những thủ tục và giấy tờ gì? Cảm ơn Tổng Đài rất nhiều!



Thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệpTư vấn Bảo hiểm thất nghiệp:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Với câu hỏi của bạn, Tổng đài tư vấn xin trả lời cho bạn như sau:

Thứ nhất, về nơi nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp:

Căn cứ Điều 17 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 03 năm 2015 quy định:

“Điều 17. Nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp

1. Trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, người lao động chưa có việc làm và có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp phải trực tiếp nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo đúng quy định tại Điều 16 của Nghị định này cho trung tâm dịch vụ việc làm tại địa phương nơi người lao động muốn nhận trợ cấp thất nghiệp“.

Theo đó, trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, người lao động chưa có việc làm và có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp thì phải trực tiếp nộp 01 bộ hồ sơ cho trung tâm dịch vụ việc làm tại địa phưởng nơi người lao động muốn nhận trợ cấp thất nghiệp.

Như vậy, bạn không cần phải có giấy tạm trú tại thành phố Hồ Chí Minh vẫn có thể được hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại đây.

Thứ hai, về hồ sơ đề nghị hưởng bảo hiểm thất nghiệp:

Căn cứ Điều 16 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP sửa đổi tại Khoản 6 Điều 1 Nghị định 61/2020/NĐ-CP quy định:

“Điều 16. Hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp

1. Đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định.

2. Bản chính hoặc bản sao có chứng thực của một trong các giấy tờ sau đây xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc:

a) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;

b) Quyết định thôi việc;

c) Quyết định sa thải;

d) Quyết định kỷ luật buộc thôi việc;

đ) Thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.

3. Sổ bảo hiểm xã hội”.

Thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệpTư vấn Bảo hiểm thất nghiệp trực tuyến 1900 6172

Theo đó, để được hưởng bảo hiểm thất nghiệp bạn cần chuẩn bị những giấy tờ sau:

  • Đơn đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định.
  • Bản chính hoặc bản sao có chứng thực một trong các giấy tờ xác nhận việc chấm dứt hợp đồng lao động: hợp đồng lao động hết thời hạn, quyết định thôi việc, quyết định sa thải,…
  • Sổ bảo hiểm xã hội.
  • Ngoài ra, khi đến nộp hồ sơ, bạn cần xuất trình giấy tờ tùy thân có ảnh như chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước.

Tổ chức bảo hiểm xã hội thực hiện xác nhận về việc đóng bảo hiểm thất nghiệp và trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị của người sử dụng lao động.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm để hiểu rõ hơn về hồ sơ, thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại bài viết sau:

Ngày nhận trợ cấp thất nghiệp của tháng đầu tiên

Thời gian nhận trợ cấp thất nghiệp

Trong quá trình giải quyết nếu còn vấn đề gì thắc mắc liên quan đến thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp trong trường hợp chuyển nơi cư trú, vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.

luatannam