19006172

Có được cầm cố quyền sử dụng đất không

Có được cầm cố quyền sử dụng đất không

Luật sư cho em hỏi một câu: Bìa đỏ đất đai của bố – mẹ em. Nếu mang ra hiệu cầm đồ cắm không có chữ ký của vợ hoặc chồng thì việc cầm cố như thế có hợp pháp không?



Cầm cố

Tư vấn pháp luật đất đai:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấnVới trường hợp của bạn, tổng đài xin tư vấn như sau:

Trong trường hợp này, bạn cần lưu ý những vấn đề sau:

Thứ nhất là giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng;

Quyền sử dụng đất đứng tên bố – mẹ bạn nên đây là tài sản chung theo Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014. Do đó, khi thực hiện các giao dịch về quyền sử dụng đất thì cả vợ và chồng phải ký tên hoặc được đại diện ký tên theo ủy quyền. Vậy, nếu giao dịch quyền sử dụng đất mà không có chữ ký của vợ hoặc chồng là vi phạm pháp luật.

Thứ hai là vấn đề cầm cố quyền sử dụng đất;

Căn cứ Điều 105 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:

“Điều 105. Tài sản

1. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.

2. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.”

Theo quy định trên, quyền tài sản được xếp vào nhóm quyền tài sản. Tuy nhiên, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không được coi là quyền tài sản mà chỉ là chứng thư pháp lý (Khoản 16 Điều 3 Luật đất đai năm 2013) ghi nhận quyền tài sản của cá nhân, tổ chức. Do đó, Giấy chứng nhận không mang một giá trị nào khác.

Tại Khoản 1 Điều 167 Luật đất đai năm 2013 quy định về các quyền của người sử dụng đất như sau:

“Điều 167. Quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất

1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này.”

Cầm cố

Tổng đài tư vấn đất đai trực tuyến 24/7: 19006172

Bên cạnh đó, Điều 309 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:

“Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.

Như vậy

Nhà nước không thừa nhận cũng như nghiêm cấm việc cầm cố quyền sử dụng đất bởi bản chất của giao dịch cầm cố cần có sự chuyển giao quyền chiếm hữu tài sản giữa bên cầm cố và bên nhận cầm cố mà quyền sử dụng đất là quyền tài sản nên không thực hiện được việc chuyển quyền chiếm hữu. Nếu các bên thực hiện giao dịch thì theo Điều 123 Bộ luật dân sự sẽ bị tuyên là vô hiệu.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:

Điều kiện để thế chấp quyền sử dụng đất

Chuyển mục đích sử dụng đất khi đang thế chấp

Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được công ty tư vấn.

luatannam