19006172

Thừa kế đất rừng phòng hộ bị lấn, chiếm chưa có sổ đỏ

Đất rừng phòng hộ

Xin cho tôi hỏi về vấn đề đất rừng phòng hộ. Hiện tại gia đình mình đang sở hữu 2,3 ha rừng sản xuất có sổ đỏ đứng tên mẹ tôi. Gia đình tôi có lấn chiếm thêm 03 ha đất rừng phòng hộ năm 2000 nên tổng diện tích đất rừng phòng hộ là 5,3 ha. Số diện tích lấn thêm đã có giấy viết tay xác nhận của kiểm lâm và địa chính xã được quyền sử dụng. Nay gia đình tôi chuyển hộ khẩu khỏi xã, bố mẹ tôi đều đã chết và không có di chúc để lại. Hai anh em tôi phải làm thế nào để được cấp giấy quyền sử dụng 5.3 ha đất rừng nói trên. Theo tôi biết thì diện tích đất này không thuộc quản lý của Ban quản lý rừng. Xin cảm ơn!



Đất rừng phòng hộTư vấn pháp luật đất đai:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấnVới vấn đề về đất rừng phòng hộ, Tổng đài xin tư vấn như sau:

Thứ nhất về điều kiện thừa kế quyền sử dụng đất

Căn cứ theo quy định tại Điều 188 Luật đất đai năm 2013 quy định:

“Điều 188. Điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất

1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:

a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;

b) Đất không có tranh chấp;

c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;

d) Trong thời hạn sử dụng đất.”

Như vậy, điều kiện để thừa kế quyền sử dụng đất là người sử dụng có giấy chứng nhận hoặc đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đất không có tranh chấp, quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án và trong thời hạn sử dụng đất.

Theo thông tin bạn cung cấp thì gia đình bạn đang sử dụng 5,3 ha đất rừng, trong đó có 2,3 ha đất rừng sản xuất đã được cấp sổ đỏ đứng tên mẹ bạn và 3 ha đất rừng phòng hộ gia đình bạn lấn chiếm và không có sổ đỏ. Nay bố mẹ bạn đã mất và không có di chúc. Do đó anh em bạn sẽ được thừa kế di sản của bố mẹ bạn theo quy định của pháp luật.

Thứ hai về đất rừng phòng hộ bị lấn chiếm

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 12 Luật đất đai năm 2013, hành vi lấn, chiếm đất là hành vi vi phạm pháp luật đất đai. Do đó việc gia đình bạn lấn chiếm 03 ha đất rừng phòng hộ là không đúng quy định pháp luật.

Đối với việc cấp sổ đỏ cho diện tích đất lấn chiếm, theo điểm a Khoản 2 và Khoản 5 Điều 22 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định như sau:

“Điều 22. Việc xử lý, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất có vi phạm pháp luật đất đai trước ngày 01 tháng 7 năm 2014

2. Trường hợp sử dụng đất lấn, chiếm đã được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất cho các nông trường, lâm trường quốc doanh, Ban quản lý rừng, trung tâm, trạm, trại, công ty nông nghiệp, lâm nghiệp thì thực hiện xử lý theo quy định như sau:

a) Trường hợp đang sử dụng diện tích đất lấn, chiếm thuộc quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo thu hồi đất đã lấn, chiếm để giao cho Ban quản lý rừng quản lý, sử dụng đất. Người đang sử dụng đất lấn, chiếm được Ban quản lý rừng xem xét giao khoán bảo vệ, phát triển rừng theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.

Trường hợp không có Ban quản lý rừng thì người đang sử dụng đất lấn, chiếm được Nhà nước giao đất để sử dụng vào mục đích bảo vệ, phát triển rừng phòng hộ và được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;

5. Người đang sử dụng đất ổn định trong các trường hợp quy định tại Khoản 1, Điểm a và Điểm c Khoản 2, Điểm b Khoản 3 Điều này mà không có tranh chấp thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định như sau:

a) Trường hợp thửa đất có nhà ở thì diện tích đất ở được công nhận theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 20 của Nghị định này;

b) Trường hợp thửa đất có công trình xây dựng không phải là nhà ở thì được công nhận theo quy định tại Điểm b Khoản 1 và Điểm b Khoản 2 Điều 20 của Nghị định này;

c) Đối với phần diện tích đất đang sử dụng được xác định là đất nông nghiệp thì được công nhận quyền sử dụng đất theo chế độ như quy định đối với trường hợp tại Khoản 5 Điều 20 của Nghị định này;

d) Người sử dụng đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất quy định tại Khoản này phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.”

Đất rừng phòng hộ

Tổng đài tư vấn đất đai trực tuyến 24/7: 19006172

Do đó 

Diện tích 03 ha đất rừng phòng hộ bị gia đình bạn lấn chiếm nhưng đang sử dụng ổn định từ năm 2000 đến nay, không phải diện tích rừng thuộc Ban quản lý rừng mà có xác nhận được đất hiện sử dụng không có tranh chấp thì gia đình bạn đủ điều kiện được cấp sổ đỏ cho phần diện tích đất lấn chiếm như sau:

+ Nếu có nhà ở xây dựng trên đất thì sẽ được công nhận phần diện tích đất xây dựng nhà ở là diện tích đất ở;

+ Phần diện tích đất còn lại được công nhận là đất rừng phòng hộ.

Tóm lại

– Anh em bạn sẽ được thừa kế 2,3 ha đất rừng sản xuất theo quy định của pháp luật.

– Đối với 03 ha đất rừng phòng hộ do gia đình bạn lấn chiếm thì anh em bạn sẽ được cấp sổ đỏ cho phần diện tích đất lấn chiếm này với mục đích sử dụng là đất rừng phòng hộ.

Trên đây là giải đáp về vấn đề: Thừa kế đất rừng phòng hộ bị lấn, chiếm chưa có sổ đỏ.

Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm tại bài viết sau:

Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi thừa kế theo di chúc

Nghĩa vụ tài chính khi sang tên sổ đỏ được thừa kế

Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc, bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tổng đài tư vấn.

luatannam