19006172

Điều kiện để được hợp thửa và trình tự thủ tục hợp thửa đất ở

Điều kiện để được hợp thửa và trình tự thủ tục hợp thửa đất ở

Ông Đức có hai thửa đất liền kề đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất riêng biệt. Thửa thứ nhất 200m2, thửa thứ hai 50m2. Ông Đức có được hợp hai thửa đất lại một không?



Hợp thửa

Tư vấn pháp luật đất đai:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn. Với trường hợp của bạn, tổng đài xin tư vấn như sau:

Về điều kiện hợp thửa đất 

Thứ nhất: Các thửa đất phải liền kề nhau

Căn cứ khoản 1 Điều 3 Luật đất đai 2013:

Thửa đất là phần diện tích đất được giới hạn bởi ranh giới xác định trên thực địa hoặc được mô tả trên hồ sơ”. 

Theo đó khi hợp hai thửa đất thành một thửa thì thửa đất hình thành sau khi hợp phải được giới hạn bởi ranh giới xác định trên thực địa hoặc được mô tả trên hồ sơ. Mà muốn phần diện tích thửa đất hình thành sau khi hợp thửa được giới hạn bằng ranh giới xác định thì các thửa đất muốn hợp thửa phải liền kề nhau.

Thứ hai: Các thửa đất phải có cùng mục đích sử dụng

Căn cứ tiết a điểm 2.3 khoản 2 Điều 8 Thông tư 25/2014/TT-BTNMT:

“Thửa đất được xác định theo phạm vi quản lý, sử dụng của một người sử dụng đất hoặc của một nhóm người cùng sử dụng đất hoặc của một người được nhà nước giao quản lý đất; có cùng mục đích sử dụng theo quy định của pháp luật về đất đai.”

Bên cạnh đó, căn cứ khoản 1 Điều 98 Luật đất đai 2013 quy định:

1. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được cấp theo từng thửa đất. Trường hợp người sử dụng đất đang sử dụng nhiều thửa đất nông nghiệp tại cùng một xã, phường, thị trấn mà có yêu cầu thì được cấp một Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất chung cho các thửa đất đó“.

Theo quy định trên, mục đích sử dụng đất trên toàn diện tích thửa đất phải giống nhau. Như vậy, thửa đất hình thành từ việc hợp thửa cũng phải phải có mục đích sử dụng đất giống nhau trên toàn diện tích thửa đất. Do đó, các thửa đất muốn hợp lại với nhau phải có cùng mục đích sử dụng đất. Bên cạnh đó, hiện nay pháp luật chỉ có quy định về hợp thửa đối với các thửa đất nông nghiệp trong cùng một xã, phường, thị trấn.

Trong trường hợp của ông Đức, hai thửa đất nằm liền kề nhau nếu có chung mục đích sử dụng là đất nông nghiệp thì có thể hợp hai thửa đất thành một thửa.

Về trình tự thủ tục hợp thửa

Hồ sơ hợp thửa

Căn cứ khoản 11 Điều 9 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT, hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục hợp thửa đất bao gồm:

  • Đơn đề nghị tách thửa hoặc hợp thửa theo Mẫu số 11/ĐK;
  • Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp.

Hợp thửa

Tổng đài tư vấn đất đai trực tuyến 24/7: 19006172

Nơi nộp hồ sơ

Căn cứ khoản 2 Điều 60 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, cơ quan tiếp nhận hồ sơ trong trường hợp này là văn phòng đăng ký đất đai. Nơi chưa thành lập Văn phòng đăng ký đất đai thì Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện tiếp nhận hồ sơ. Trường hợp bạn có nhu cầu nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả.

Căn cứ khoản 2 Điều 75 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm thực hiện các công việc sau:

  • Đo đạc địa chính;
  • Lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người sử dụng đất đối với thửa đất mới hợp thửa;
  • Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người được cấp hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.

Thời gian thực hiện thủ tục hợp thửa

Căn cứ điểm đ khoản 2 và khoản 4 Điều 61 Nghị định 43/2014/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 40 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP thời gian thực hiện thủ tục hợp thửa đất là không quá 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Thời gian này không bao gồm thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất, thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định.

Trường hợp nhận hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian tối đa 03 ngày, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.

Đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn thì thời gian thực hiện đối với từng loại thủ tục quy định tại Điều này được tăng thêm 10 ngày.

Trên đây à tư vấn của tổng đài về vấn đề của bạn

Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm các bài viết

Thủ tục hợp thửa đất thổ cư sau khi đấu giá

Thời gian thực hiện thủ tục đăng ký biến động đất đai

Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tổng đài tư vấn.

luatannam