19006172

Ngăn việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất sau khi ly hôn

Ngăn việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất sau khi ly hôn

Ngăn việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất sau khi ly hôn? Bố mẹ tôi ly hôn đã lâu; trước khi đi thì bố tôi không lấy thứ gì cả. Bố mẹ tôi chỉ có mình tôi là con ruột. Khi ly hôn, giấy tờ về đất đai do mẹ tôi nắm giữ. Bây giờ mẹ tôi muốn bán nhưng tôi không muốn bán. Vậy cho tôi hỏi tôi là con của bố tôi, khi bố tôi đi không lấy gì cả thì tôi có thể thừa kế tài sản của bố mẹ tôi không? Nếu tôi ngăn cản thì mẹ tôi có được bán hay không?



ngăn việc chuyển nhượngTư vấn pháp luật đất đai

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấnVới trường hợp của bạn, tổng đài xin tư vấn như sau:

Theo thông tin bạn cung cấp: bố mẹ bạn ly hôn và bố bạn không lấy bất cứ thứ gì. Do đó bố mẹ bạn chỉ ly hôn chứ chưa qua đời. Vì vậy, quyền sử dụng mảnh đất nói trên không được coi là di sản thừa kế và bạn không có quyền thừa kế. Đồng thời thông tin bạn cung cấp cũng không nêu rõ ai là người đứng tên quyền sử dụng đất. Do đó chúng tôi xin tư vấn cho bạn các hướng như sau:

Trường hợp 1: Người có quyền sử dụng đất là mẹ bạn

Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 167 Luật đất đai 2013:

“Điều 167. Quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất

1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này.”

Như vậy, người sử dụng đất có quyền chuyển đổi, chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Do đó nếu người có quyền sử dụng thửa đất nói trên là mẹ bạn thì mẹ bạn có toàn quyền sử dụng và định đoạt đối với mảnh đất và bạn không có quyền ngăn việc chuyển nhượng này.

Trường hợp 2: Sổ đỏ đứng tên của cả bố và mẹ bạn

Trong trường hợp này, quyền sử dụng đất nói trên được coi là tài sản chung hình thành trong thời kỳ hôn nhân nên căn cứ theo quy định tại Điều 218 Bộ luật dân sự 2015 quy định:

Điều 218. Định đoạt tài sản chung

1. Mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền định đoạt phần quyền sở hữu của mình.

2. Việc định đoạt tài sản chung hợp nhất được thực hiện theo thỏa thuận của các chủ sở hữu chung hoặc theo quy định của pháp luật.

3. Trường hợp một chủ sở hữu chung theo phần bán phần quyền sở hữu của mình thì chủ sở hữu chung khác được quyền ưu tiên mua”.

ngăn việc chuyển nhượng

Tổng đài tư vấn đất đai trực tuyến 24/7: 19006172

Vậy, dù bố, mẹ bạn đã ly hôn nhưng tài sản chưa được chia thì vẫn được xác định là tài sản chung của bố, mẹ bạn. Vì vậy, khi định đoạt cần phải được sự đồng ý của hai người. Do đó nếu mẹ bạn muốn chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì phải được sự đồng ý của bố bạn; còn bạn không có quyền đồng ý bạn hay không bán.

Hướng 3: Sổ đỏ đứng tên người sử dụng đất là hộ gia đình bạn

Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 64 Nghị định 43/2014/NĐ-CP được hướng dẫn tại Khoản 5 Điều 14 Thông tư 02/2015/TT-BTNMT:

“5. Người có tên trên Giấy chứng nhận hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật về dân sự quy định tại Khoản 1 Điều 64 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP chỉ được thực hiện việc ký hợp đồng, văn bản giao dịch về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất khi đã được các thành viên trong hộ gia đình sử dụng đất đồng ý bằng văn bản và văn bản đó đã được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật.”

Như vậy

Việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất của hộ gia đình cần được sự đồng ý của tất cả thành viên trong hộ gia đình sử dụng đất đồng ý bằng văn bản và văn bản đó phải được công chứng, chứng thực.

Do đó nếu hộ gia đình của bạn gồm có bố bạn, mẹ bạn và bạn thì khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì cần có sự đồng ý của tất 3 thành viên trong hộ gia đình. Nên bạn không đồng ý thì mẹ bạn  không được quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

Trên đây là giải đáp về vấn đề: Ngăn việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất sau khi ly hôn.

Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm tại các bài viết:

Bán đất tái định cư của hộ gia đình khi có thành viên không đồng ý

Tranh chấp về vấn đề sang tên sổ đỏ không có sự đồng ý của các con

Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc về ngăn việc chuyển nhượng; bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tổng đài tư vấn.

luatannam