19006172

Tranh chấp về quyền sử dụng đất thờ cúng của dòng họ

Tranh chấp về quyền sử dụng đất thờ cúng của dòng họ

Tranh chấp về quyền sử dụng đất thờ cúng của dòng họ? Dòng họ tôi có một mảnh đất thờ cúng rộng khoảng 100 m2. Mảnh đất này được cấp sổ đỏ đứng tên dòng họ với mục đích là đất thờ cúng và do ông trưởng họ giữ. Mảnh đất được giao cho ông trưởng họ sử dụng để xây dựng nhà từ đường thờ cúng năm 2000. Năm nay ông trưởng họ mất, con trai ông đứng ra trưởng họ và muốn bán mảnh đất này cho một người khác. Cậu ta nói đây là đất của bố cậu ta sử dụng từ lâu nên cậu ta được quyền thừa kế và có quyền bán mảnh đất này. Dòng họ tôi cần làm gì để lấy lại đất của dòng họ mình? Hiện cậu ta giữ sổ đỏ của mảnh đất nhưng nhất quyết không giao ra và còn đe dọa sẽ đốt sổ đỏ của dòng họ tôi.



đất thờ cúng của dòng họTư vấn pháp luật đất đai:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấnVới tranh chấp về quyền sử dụng đất thờ cúng của dòng họ, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Căn cứ theo quy định tại Khoản 16 Điều 3 Luật đất đai năm 2013:

“Điều 3. Giải thích từ ngữ

16. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.”

Như vậy

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là văn bản pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất hợp pháp của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân. Do đó dòng họ của bạn đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho phần đất 100 m2 nên dòng họ bạn được xác nhận là người có quyền sử dụng 100 m2 đất nói trên.

Và căn cứ theo quy định tại Điều 121 Bộ Luật Dân sự năm 2015:

“Điều 211. Sở hữu chung của cộng đồng

1. Sở hữu chung của cộng đồng là sở hữu của dòng họ, thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc, cộng đồng tôn giáo và cộng đồng dân cư khác đối với tài sản được hình thành theo tập quán, tài sản do các thành viên của cộng đồng cùng nhau đóng góp, quyên góp, được tặng cho chung hoặc từ các nguồn khác phù hợp với quy định của pháp luật nhằm mục đích thỏa mãn lợi ích chung hợp pháp của cộng đồng.

2. Các thành viên của cộng đồng cùng quản lý, sử dụng, định đoạt tài sản chung theo thỏa thuận hoặc theo tập quán vì lợi ích chung của cộng đồng nhưng không được vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.”

Như vậy

Đối với tài sản chung của dòng họ thì các thành viên của dòng họ có quyền cùng quản lý, sử dụng và định đoạt theo thỏa thuận hoặc theo tập quán vì lợi ích chung của dòng họ.

Trong trường hợp của bạn: quyền sử dụng 100 m2 đất nói trên thuộc quyền sử dụng của dòng họ bạn và dòng họ bạn chỉ giao cho ông trưởng họ sử dụng đất để xây dựng từ đường. Do đó ông trưởng họ của bạn không có quyền sử dụng đất và cũng không thể để thừa kế quyền sử dụng đất đó cho con trai.

đất thờ cúng của dòng họ

Tổng đài tư vấn đất đai trực tuyến 24/7: 19006172

Chính vì thế việc con ông trưởng họ giữ sổ đỏ đã cấp cho dòng họ của bạn cũng không làm thay đổi quyền sử dụng đất của dòng họ bạn. Nếu có xảy ra tranh chấp thì dòng họ bạn có thể làm đơn khởi kiện yêu cầu giải quyết tranh chấp.

Tóm lại

Đất được công nhận là đất thờ cúng của dòng họ bạn thì con trai trưởng họ không có quyền thừa kế và chuyển nhượng cho người khác.

Việc con trai trưởng họ giữ sổ đỏ không làm thay đổi người sử dụng đất là dòng họ bạn; do đó nếu người này đốt sổ đỏ đã cấp thì dòng họ bạn có thể làm đơn yêu cầu cấp lại sổ đỏ tại UBND xã.

Trên đây là giải đáp về vấn đề: Tranh chấp về quyền sử dụng đất thờ cúng của dòng họ

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài  viết:

Thế chấp quyền sử dụng đất hộ gia đình khi có thành viên chết

Công chứng hợp đồng thế chấp

Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc, bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tổng đài tư vấn.

luatannam