19006172

Thành lập Ban kiểm soát khi công ty có dưới 11 thành viên

Thành lập Ban kiểm soát khi công ty có dưới 11 thành viên

Các bạn cho tôi hỏi, công ty tôi là công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên, công ty tôi hiện đang có 10 thành viên góp vốn, tuy nhiên công ty tôi lại muốn thành lập ban kiểm soát để quản lý hoạt động của công ty. Không biết quy định của pháp luật trong vấn đề này như thế nào?

Ngoài ra, nếu được thành lập Ban kiểm soát thì tiêu chuẩn của Kiểm soát viên, số lượng Kiểm soát viên có bị giới hạn không? Nhiệm kì? Chế độ chịu trách nhiệm, quyền và nghĩa vụ của kiểm soát viên sẽ như thế nào được không ạ?



Ban kiểm soátTư vấn pháp luật doanh nghiệp:

Với trường hợp của bạn, Tổng đài tư vấn xin tư vấn cho bạn như sau:

Căn cứ theo quy định tại Điều 55 Luật doanh nghiệp năm 2014:
Điều 55. Cơ cấu tổ chức quản lý công ty

Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Công ty trách nhiệm hữu hạn có từ 11 thành viên trở lên phải thành lập Ban kiểm soát; trường hợp có ít hơn 11 thành viên, có thể thành lập Ban kiểm soát phù hợp với yêu cầu quản trị công ty. Quyền, nghĩa vụ, tiêu chuẩn, điều kiện và chế độ làm việc của Ban kiểm soát, Trưởng Ban kiểm soát do Điều lệ công ty quy định“.

Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì công ty trách nhiệm hữu hạn có từ 11 thành viên trở lên phải thành lập Ban kiểm soát, trong trường hợp có ít hơn 11 thành viên có thể thành lập Ban kiểm soát phù hợp với yêu cầu quản trị công ty.

– Thứ nhất, về tiêu chuẩn Kiểm soát viên:

Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 82 Luật Doanh nghiệp năm 2014 thì:

3. Kiểm soát viên phải có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:

a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và không thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 18 của Luật này;

b) Không phải là người có liên quan của thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, người có thẩm quyền trực tiếp bổ nhiệm Kiểm soát viên;

c) Có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm nghề nghiệp về kế toán, kiểm toán hoặc trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tế trong ngành, nghề kinh doanh của công ty hoặc tiêu chuẩn, điều kiện khác quy định tại Điều lệ công ty“.

Căn cứ theo quy định trên thì để được làm Kiểm soát viên phải có những tiêu chuẩn sau:

Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và không thuộc đối tượng cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp được quy định tại khoản 2 Điều 18 Luật doanh nghiệp.

+ Không phải là người có liên của thành viên của thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, giám đốc hoặc Tổng giám đốc, người có thẩm quyền trực tiếp bổ nhiệm Kiểm soát viên.

+ Có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm nghề nghiệp về kế toán, kiểm toán hoặc trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tế trong ngành, nghề kinh doanh của công ty hoặc tiêu chuẩn, điều kiện khác quy định tại Điều lệ công ty.

Ban kiểm soát

Tổng đài tư vấn pháp luật doanh nghiệp 24/7:1900 6172

– Thứ hai, về số lượng, nhiệm kì, chế độ chịu trách nhiệm của kiểm soát viên:

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 82 Luật Doanh nghiệp năm 2014:”1. Chủ sở hữu công ty quyết định số lượng Kiểm soát viên, bổ nhiệm Kiểm soát viên với nhiệm kỳ không quá 05 năm và việc thành lập Ban kiểm soát. Kiểm soát viên chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ sở hữu công ty về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình“. Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì:

+ Số lượng kiểm soát viên không bị giới hạn, việc bổ nhiệm kiểm soát viên do chủ sở hữu công ty quyết định.

+ Nhiệm kì của kiểm soát viên không quá 5 năm.

+ Kiểm soát viên chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ sở hữu công ty về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.

– Thứ ba, về quyền và nghĩa vụ của kiểm soát viên:

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 82 Luật doanh nghiệp năm 2014 thì Kiểm soát viên sẽ có quyền và nghĩa vụ sau đây:

+ Kiểm tra tính hợp pháp, trung thực, cẩn trọng của Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc trong tổ chức thực hiện quyền chủ sở hữu, trong quản lý điều hành công việc kinh doanh của công ty;

+ Thẩm định báo cáo tài chính, báo cáo tình hình kinh doanh, báo cáo đánh giá công tác quản lý và các báo cáo khác trước khi trình chủ sở hữu công ty hoặc cơ quan nhà nước có liên quan; trình chủ sở hữu công ty báo cáo thẩm định;

+ Kiến nghị chủ sở hữu công ty các giải pháp sửa đổi, bổ sung, cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành công việc kinh doanh của công ty;

+ Xem xét bất kỳ hồ sơ, tài liệu nào của công ty tại trụ sở chính hoặc chi nhánh, văn phòng đại diện của công ty. Thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác có nghĩa vụ cung cấp đầy đủ, kịp thời các thông tin về thực hiện quyền chủ sở hữu, về quản lý, điều hành và hoạt động kinh doanh của công ty theo yêu cầu của Kiểm soát viên;

+ Tham dự và thảo luận tại các cuộc họp Hội đồng thành viên và các cuộc họp khác trong công ty;

+ Quyền và nghĩa vụ khác quy định tại Điều lệ công ty hoặc theo yêu cầu, quyết định của chủ sở hữu công ty.

Nếu trong quá trình giải quyết có vấn đề gì vướng mắc vui lòng liên hệ  Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.

luatannam