19006172

Đe dọa qua điện thoại thì có thể phạm tội đe dọa giết người không

Đe dọa qua điện thoại thì có thể phạm tội đe dọa giết người không

Xin luật sư tư vấn cho tôi, tôi có mở xưởng may bên cạnh nhà hàng xóm, do xưởng may nhà tôi cạnh tranh tốt hơn về đơn giá và trả lương cho công nhân nên làm ảnh hưởng rõ rệt đến hoạt động kinh doanh nhà hàng xóm. Gần đây tôi thường xuyên nhận được tin nhắn đe dọa khủng bố tinh thần qua điện thoại đe dọa tôi phải chuyển xưởng may đi chỗ khác không thì vợ con tôi nguy hiểm đến tính mạng. Nghi là người của xưởng may bên cạnh nhưng tôi lại không có bằng chứng chính xác. Vậy tôi có tố cáo hành vi trên được không? Và đúng là họ đe dọa thật thì họ có phạm tội đe dọa giết người không?



Tư vấn pháp luật hình sự:qua điện thoại

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Với câu hỏi của bạn về: Đe dọa qua điện thoại thì có thể phạm tội đe dọa giết người không, chúng tôi xin được tư vấn cho bạn như sau:

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 133 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 về tội đe dọa giết người:

Điều 133. Tội đe dọa giết người

1. Người nào đe dọa giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.”

Mặt khác căn cứ theo hướng dẫn tại Mục 6 Chương II Nghị quyết Số 04-HĐTPTANDTC/NQ của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định trong phần các tội phạm của Bộ luật hình sự:

“6. Tội đe dọa giết người (Điều 108) phải có hai dấu hiệu bắt buộc có hành vi đe dọa giết người; có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện.

– Phải xác định hành vi đe dọa giết người là có thật (như: nói trực tiếp công khai là sẽ giết, giơ phương tiện như súng, dao đe dọa), và phải xem xét “căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ…”, một cách khách quan, toàn diện như: thời gian, hoàn cảnh, địa điểm diễn biến, nguyên nhân sâu xa (nếu có) và trực tiếp của sự việc, mối tương quan giữa bên đe dọa và bên bị đe dọa (về thể lực, tuổi đời, trình độ v.v…). Nếu thông thường ai cũng phải lo lắng là sự đe dọa (về thể lực, tuổi đời, trình độ v.v…). Nếu thông thường ai cũng phải lo lắng là sự đe dọa sẽ được thực hiện, thì đó là trường hợp lo lắng có căn cứ.”

Theo đó, để cấu thành “Tội đe dọa giết người” thì phải xác định được hành vi dọa giết người là có thật và có căn cứ rằng việc đe dọa có thể trở thành hiện thực. Theo thông tin bạn cung cấp thì gần đây bạn thường xuyên nhận được tin nhắn đe dọa qua điện thoại khủng bố tinh thần bạn phải chuyển xưởng may đi chỗ khác không thì vợ con nguy hiểm đến tính mạng. Việc nhắn tin như vậy cũng cho thấy có căn cứ để nghi ngờ rằng gia đình bạn đang gặp nguy hiểm. Tuy nhiên bạn lại không hề có bằng chứng cho thấy rằng xưởng may bên cạnh là đối tượng đã nhắn tin cho bạn. Vì vậy để bảo vệ bản thân và gia đình thì bạn có thể trình báo sự việc tại Cơ quan Công an, Viện kiểm sát nơi gia đình bạn cư trú để Cơ quan điều tra làm rõ sự việc xem đối tượng nào đã đe dọa gia đình bạn để có biện pháp xử lý đích đáng.

qua điện thoại

Tư vấn pháp luật hình sự trực tuyến 24/7: 1900.6172

Kết luận

Như vậy, việc nhận được các tin nhắn đe dọa phải chuyển xưởng may nếu không sẽ gặp nguy hiểm tới tính mạng cũng là một trong các căn cứ cho thấy đã có hành vi đe dọa giết người. Để bảo vệ bản thân và gia đình thì bạn cần trình báo sự việc lên Cơ quan công an, Viện kiểm sát địa phương để điều tra làm rõ vụ việc, khi trình báo thì bạn cần phải cung cấp các tin nhắn chứng minh cho việc đe dọa trên.

Trên đây là toàn bộ tư vấn của chúng tôi về vấn đề: Đe dọa qua điện thoại thì có thể phạm tội đe dọa giết người không. Ngoài ra thì bạn có thể tham khảo thêm tại bài viết:

Nếu trong quá trình giải quyết còn vấn đề gì thắc mắc, bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172  để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.

Bài viết cùng chủ đề:

luatannam