19006172

Hình phạt đình chỉ hoạt động vĩnh viễn đối với pháp nhân thương mại phạm tội

Hình phạt đình chỉ hoạt động vĩnh viễn đối với pháp nhân thương mại phạm tội

Xin luật sư tư vấn về hình phạt đình chỉ hoạt động vĩnh viễn đối với pháp nhân thương mại phạm tội


Bài viết liên quan:


đình chỉ hoạt động vĩnh viễnTư vấn pháp luật hình sự

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Tư vấn về hình phạt đình chỉ hoạt động vĩnh viễn đối với pháp nhân thương mại phạm tội, Tổng đài xin tư vấn cho bạn như sau:

Căn cứ quy định tại Điều 79 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định về hình phạt đình chỉ hoạt động vĩnh viễn đối với pháp nhân thương mại phạm tội

Điều 79. Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn

  1. Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn là chấm dứt hoạt động của pháp nhân thương mại trong một hoặc một số lĩnh vực mà pháp nhân thương mại phạm tội gây thiệt hại hoặc có khả năng thực tế gây thiệt hại đến tính mạng của nhiều người, gây sự cố môi trường hoặc gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội và không có khả năng khắc phục hậu quả gây ra.
  2. Pháp nhân thương mại được thành lập chỉ để thực hiện tội phạm thì bị đình chỉ vĩnh viễn toàn bộ hoạt động.”

Bản chất của hình phạt này là chấm dứt hoạt động của pháp nhân thương mại phạm tội. Tuy nhiên, phạm vi chấm dứt hoạt động tùy thuộc vào từng trường hợp phạm tội. Điều 79 quy định về hai trường hợp đình chỉ hoạt động của pháp nhân thương mại phạm tội:

Thứ nhất, đình chỉ hoạt động của pháp nhân thương mại trong một lĩnh vực hoặc một số lĩnh vực mà pháp nhân đó phạm tộikhi có đủ hai điều kiện sau: (1) hành vi phạm tội gây thiệt hại hoặc có khả năng thực tế gây thiệt hại đến tính mạng của nhiều người, gây sự cố môi trường hoặc gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; (2) không có khả năng khắc phục hậu quả gây ra;

Thứ hai, đình chỉ vĩnh viễn toàn bộ hoạt động của pháp nhân thương mại trong trường hợp pháp nhân đó được thành lập chỉ để thực hiện tội phạm.

đình chỉ hoạt động vĩnh viễn

Tư vấn pháp luật hình sư trực tuyến 24/7: 1900 6172

Như vậy, trường hợp thứ nhất, BLHS quy định yếu tố hậu quả là gây thiệt hại hoặc có khả năng gây thiệt đặc biệt nghiêm trọng (thiệt hại tính mạng của nhiều người, gây sự cố môi trường… ) và dấu hiệu không có khả năng khắc phục hậu quả (sự cố) là hai căn cứ để áp dụng hình phạt này. Trong trường hợp thứ hai, căn cứ để áp dụng hình phạt này là pháp nhân được thành lập chỉ để thực hiện tội phạm, ví dụ như chỉ để thực hiện hành vi: buôn lậu; trốn thuế; in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước…

Trên đây là toàn bộ tư vấn của chúng tôi về: Hình phạt đình chỉ hoạt động vĩnh viễn đối với pháp nhân thương mại phạm tội. Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm bài viết:

Trong quá trình còn vấn đề gì thắc mắc, bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.

Bài viết cùng chủ đề:

luatannam