19006172

Đăng ký khai sinh cho con khi bố mẹ chưa đăng ký kết hôn

Đăng ký khai sinh cho con khi bố mẹ chưa đăng ký kết hôn

Xin cho hỏi về: Đăng ký khai sinh cho con khi bố mẹ chưa đăng ký kết hôn. Em năm nay 19 tuổi, vợ em năm nay 17 tuổi. Chúng em đã được gia đình 2 bên tổ chức lễ cưới nhưng chưa đăng ký kết hôn. Tháng 7 tới vợ em sinh em bé, vậy em bé sinh ra có được làm giấy khai sinh nếu bọn em chưa có giấy đăng ký kết hôn không? Bọn em có thể làm giấy đăng ký kết hôn sớm để khai sinh cho em bé không? Và khai sinh như thế nào, mong luật sư tư vấn giúp em!



bố mẹ chưa đăng ký kết hônTư vấn hôn nhân và gia đình:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về đăng ký khai sinh cho con khi bố mẹ chưa đăng ký kết hôn tới Tổng đài tư vấn. Đối với đăng ký khai sinh cho con khi bố mẹ chưa đăng ký kết hôn, Tổng đài tư vấn xin được tư vấn như sau:

Theo quy định tại Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về điều kiện kết hôn như sau:

“1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:

a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;

b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;

c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;

d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.”

Vì vậy, bạn không thể đăng ký kết hôn bây giờ mà phải chờ cho đến khi bạn đủ 20 tuổi và người nữ từ đủ 18 tuổi trở lên thì mới được đăng ký kết hôn.

Thủ tục làm giấy khai sinh cho con:

-Trẻ em có quyền được khai sinh mà không phụ thuộc mẹ cháu có đủ tuổi kết hôn hay chưa và đã đăng ký kết hôn hay chưa. “Trẻ em có quyền được khai sinh và có quốc tịch”. Do vậy, sau khi sinh em bé thì ba, mẹ hoặc có thể nhờ người thân tiến hành làm giấy khai sinh cho bé.

Thứ nhất, về thủ tục đăng ký khai sinh

Khoản 1, 2 Điều 15 Nghị định 158/2005/NĐ-CP  ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch quy định như sau:

“1. Người đi đăng ký khai sinh phải nộp Tờ khai, Giấy chứng sinh (theo mẫu quy định) và xuất trình Giấy chứng nhận kết hôn của cha, mẹ trẻ em (nếu cha, mẹ của trẻ em có đăng ký kết hôn).

2. Sau khi kiểm tra các giấy tờ hợp lệ, cán bộ Tư pháp hộ tịch ghi vào Sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký và cấp cho người đi khai sinh một bản chính Giấy khai sinh. Bản sao Giấy khai sinh được cấp theo yêu cầu của người đi khai sinh.”

3. Trong trường hợp khai sinh cho con ngoài giá thú, nếu không xác định được người cha, thì phần ghi về người cha trong Sổ đăng ký khai sinh và Giấy khai sinh để trống. Nếu vào thời điểm đăng ký khai sinh có người nhận con, thì Ủy ban nhân dân cấp xã kết hợp giải quyết việc nhận con và đăng ký khai sinh “.

bố mẹ chưa đăng ký kết hôn 

Tư vấn pháp luật Hôn nhân gia đình trực tuyến 24/7: 19006172

Vì trường hợp của bạn chưa được đăng ký kết hôn nên gia đình bạn có thể lựa chọn đăng ký khai sinh cho bé theo quy định bằng một trong hai cách:

Cách 1: Khai sinh cho con ngoài giá thú và không xác định cha cho em bé, như vậy phần người cha trên giấy khai sinh sẽ bỏ trống.

Đồng thời, theo quy định tại Điều 50 Nghị định 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 thì “trường hợp khai sinh cho con ngoài giá thú, nếu không xác định được người cha, thì phần ghi về người cha trong sổ đăng ký khai sinh và giấy khai sinh để trống”.  Điều này có nghĩa là khai sinh cho con ngoài giá thú thì có thể bỏ trống phần ghi về người cha, còn trường hợp khai sinh cho con trong thời kỳ hôn nhân thì bắt buộc phải ghi đầy đủ về người cha và người mẹ.

Cách 2: Khai sinh cùng với việc bạn thực hiện thủ tục nhận con.

Về thủ tục nhận cha cho con, Điều 34 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP quy định:

Theo Điều Điều 34 Nghị định 158/2005/NĐ-CP  quy định thủ tục đăng ký việc nhận cha, mẹ, con:

“1. Người nhận cha, mẹ, con phải nộp Tờ khai (theo mẫu quy định). Trong trường hợp cha hoặc mẹ nhận con chưa thành niên, thì phải có sự đồng ý của người hiện đang là mẹ hoặc cha, trừ trường hợp người đó đã chết, mất tích, mất năng lực hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.

Kèm theo Tờ khai phải xuất trình các giấy tờ sau đây:

a) Giấy khai sinh (bản chính hoặc bản sao) của người con;

b) Các giấy tờ, đồ vật hoặc các chứng cứ khác để chứng minh quan hệ cha, mẹ, con (nếu có)

2. Trong thời hạn 5 ngày, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ, nếu xét thấy việc nhận cha, mẹ, con là đúng sự thật và không có tranh chấp, thì Uỷ ban nhân dân cấp xã đăng ký việc nhận cha, mẹ, con.

Trường hợp cần phải xác minh, thì thời hạn nói trên được kéo dài thêm không quá 5 ngày.

3. Khi đăng ký việc nhận cha, mẹ, con, các bên cha, mẹ, con phải có mặt, trừ trường hợp người được nhận là cha hoặc mẹ đã chết. Cán bộ Tư pháp hộ tịch ghi vào Sổ đăng ký việc nhận cha, mẹ, con và Quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã ký và cấp cho mỗi bên một bản chính Quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con. Bản sao Quyết định được cấp theo yêu cầu của các bên.”

Căn cứ vào quyết định công nhận việc nhận cha, con, UBND cấp xã nơi đăng ký khai sinh cho con ghi bổ sung phần khai về cha trong Sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh người con.

Trên đây là giải đáp về vấn đề: Đăng ký khai sinh cho con khi bố mẹ chưa đăng ký kết hôn

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo về đăng ký khai sinh cho con khi bố mẹ chưa đăng ký kết hôn cụ thể hơn bài viết sau:

Thủ tục cải chính hộ tịch khi sai thông tin trên giấy khai sinh

Thủ tục và thẩm quyền đăng ký lại giấy khai sinh

Mọi vấn đề vướng mắc về bố mẹ chưa đăng ký kết hôn, xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.

luatannam