19006172

Bổ sung tên cha vào giấy khai sinh khi chưa đăng ký kết hôn

Từ năm 2013 đến năm 2014 tôi và bạn gái chung sống như vợ chồng và có với nhau một đứa con, khi con tôi được gần một tháng tuổi thì chúng tôi cãi lộn và tôi bỏ đi còn cô ấy về quê của cô ấy làm giấy khai sinh cho con tôi mà không có tên tôi. Vậy bây giờ tôi muốn được đi thăm con và xác nhận thông tin cha trong giấy khai sinh mà vợ tôi không đồng ý thì phải làm thế nào và tôi có nghĩa vụ với con ra sao?



Tư vấn Hôn nhân gia đình:Bổ sung tên cha

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấnTrường hợp của bạn, chúng tôi xin trả lời cho bạn như sau:

Trường hợp này, để đăng ký giấy khai sinh của con theo họ cha, bạn cần thực hiện như sau:

Thứ nhất, thực hiện việc nhận con theo quy định pháp luật;

Theo Điều 91 Luật hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13 thì cha/mẹ có quyền nhận con, kể cả trong trường hợp con đã chết. Tuy nhiên, trong trường hợp này, việc nhận con xuất phát từ một bên nên bạn cần nộp đơn xác định con tại Tòa án nhân dân cấp huyện theo Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.

Do đó, việc thực hiện thủ tục nhận con tại Tòa án nhân dân thì bạn cần chứng minh quan hệ cha – con. Căn cứ chứng minh quan hệ cha – con được quy định tại Điều 11 Thông tư 15/2015/TT-BTP ngày 16 tháng 11 năm 2015, cụ thể:

– Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con.

– Trường hợp không có văn bản quy định tại khoản 1 Điều này thì phải có thư từ, phim ảnh, băng, đĩa, đồ dùng, vật dụng khác chứng minh mối quan hệ cha con, quan hệ mẹ con và văn bản cam đoan của cha, mẹ về việc trẻ em là con chung của hai người, có ít nhất hai người thân thích của cha, mẹ làm chứng.

Như vậy, sau khi có quyết định của Tòa án về việc xác định con thì bạn làm thủ tục bổ sung nội dung trên giấy khai sinh của con.

Thứ hai, đăng ký thay đổi giấy khai sinh;

Căn cứ Điều 29, 30 Luật hộ tịch số 60/2014/QH13 thì thủ tục bổ sung hộ tịch được quy định như sau:

Bước 01: Người yêu cầu bổ sung hộ tịch nộp tờ khai theo mẫu quy định và Bản án, quyết định của Tòa án về việc nhận con tại nơi con đăng ký khai sinh.

Bước 02: Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ, nếu thấy yêu cầu bổ sung hộ tịch là đúng, công chức tư pháp – hộ tịch ghi nội dung bổ sung vào mục tương ứng trong Sổ hộ tịch, cùng người yêu cầu ký tên vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.Trường hợp bổ sung hộ tịch vào Giấy khai sinh thì công chức tư pháp – hộ tịch ghi nội dung bổ sung vào mục tương ứng và đóng dấu vào nội dung bổ sung.

Bổ sung tên cha

Tư vấn pháp luật Hôn nhân gia đình trực tuyến 24/7: 19006172

Như vậy, để bổ sung tên cha vào giấy khai sinh của con, bạn cần làm thủ tục nhận con tại TAND và bổ sung nội dung hộ tịch trên Giấy khai sinh của con.

Đối với việc đến thăm và thực hiện nghĩa vụ với con

Căn cứ khoản 1 Điều 14 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014:

“Điều 14. Giải quyết hậu quả của việc nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn

1. Nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Quyền, nghĩa vụ đối với con, tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật này”.

Theo quy định trên, quyền, nghĩa vụ đối với con được giải quyết theo quy định tại Điều 15 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, tức là được giải quyết theo quy định của Luật này về quyền, nghĩa vụ của cha và con. Cụ thể:

  • Được dành quyền nuôi con theo Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014.
  • Nếu bạn không nuôi con thì có các quyền và nghĩa vụ được quy định cụ thể tại Điều 82 Luật hôn nhân và gia đình 2014 như sau:

+) Có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với mẹ.

+) Có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

+) Có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

Lưu ý: Nếu bạn lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì mẹ của con bạn có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của bạn.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo bài viết: 

Thỏa thuận không cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn

Tội trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng theo Bộ luật hình sự 2015

Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì thắc mắc vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.

luatannam