19006172

Chủ sở hữu hay nhân viên công ty phải bồi thường khi gây tai nạn?

Chủ sở hữu hay nhân viên công ty phải bồi thường khi gây tai nạn? Công ty tôi ký hợp đồng lao động với anh A để thuê lái xe chở hàng. Tuy nhiên, khi đang chở hàng theo yêu cầu của công ty thì xe bị đứt phanh gây tai nạn cho chị C. Vậy cho tôi hỏi công ty hay anh A là người bồi thường đối với chị C? Khi gây tai nạn xe của công ty bị giữ thì có đúng không? Thời gian tạm giữ phương tiện là bao nhiêu ngày?  Hiện nay, công ty đang bị giữ xe 30 ngày thì trong thời gian đó công ty có phải phí bãi để xe không? 


tai nạnVề vấn đề chủ sở hữu hay nhân viên công ty phải bồi thường khi gây tai nạn; Tổng đài tư vấn xin trả lời cho bạn như sau:

Thứ nhất, quy định về việc xác định chủ thể phải bồi thường khi xảy ra tai nạn

Căn cứ Điều 601 Bộ luật Dân sự 2015 về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra:

1. Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định.

2. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì những người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thoả thuận khác“.

Như vậy, theo quy định trên phương tiện xe cơ giới, trong đó bao gồm xe ô tô tải là nguồn nguy hiểm cao độ. Và trường hợp này thiệt hại xảy ra do nội tại bên trong nguồn nguy hiểm cao độ, tức là xe đang đi bị hỏng phanh mà không có sự tác động trực tiếp nào từ phía người điều khiển là anh C. Do đó sẽ đặt ra vấn đề bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm gây ra. Và căn cứ điểm 2 Mục 3 Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP hướng dẫn cụ thể bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra:

“2. Xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra

đ) Nếu chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ đã giao nguồn nguy hiểm cao độ cho người khác mà gây thiệt hại thì phải xác định trong trường hợp cụ thể đó người được giao nguồn nguy hiểm cao độ có phải là người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ hay không để xác định ai có trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

Ví dụ: A là chủ sở hữu xe ô tô đã giao xe ô tô đó cho B. B lái xe ô tô tham gia giao thông đã gây tai nạn và gây thiệt hại thì cần phải phân biệt:

– Nếu B chỉ được A thuê lái xe ô tô và được trả tiền công, có nghĩa B không phải là người chiếm hữu, sử dụng xe ô tô đó mà A vẫn chiếm hữu, sử dụng; do đó, A phải bồi thường thiệt hại.

– Nếu B được A giao xe ô tô thông qua hợp đồng thuê tài sản, có nghĩa A không còn chiếm hữu, sử dụng xe ô tô đó mà B là người chiếm hữu, sử dụng hợp pháp; do đó, B phải bồi thường thiệt hại. Nếu trong trường hợp này được sự đồng ý của A, B giao xe ô tô cho C thông qua hợp đồng cho thuê lại tài sản, thì C là người chiếm hữu, sử dụng hợp pháp xe ô tô đó; do đó, C phải bồi thường thiệt hại“.

Như vậy, theo hướng dẫn quy định trên thì anh B là người được thuê lái xe để chở hàng theo hợp đồng lao động, có hưởng tiền lương nên người chiếm hữu và sử dụng chiếc xe gây tai nạn vẫn là công ty bạn. Do vậy, việc bồi thường cho chị C phải do công ty thực hiện.

-->Trách nhiệm bồi thường dân sự khi xảy ra tai nạn giao thông

Thứ hai, quy định về việc tạm giữ phương tiện khi có xảy ra tai nạn

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 125  Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012:

“Điều 125. Tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính

1. Việc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính chỉ được áp dụng trong trường hợp thật cần thiết sau đây:

a) Để xác minh tình tiết mà nếu không tạm giữ thì không có căn cứ ra quyết định xử phạt. Trường hợp tạm giữ để định giá tang vật vi phạm hành chính làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt thì áp dụng quy định của khoản 3 Điều 60 của Luật này;

b) Để ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hành chính mà nếu không tạm giữ thì sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội;

c) Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 6 Điều này.”

Như vậy, theo quy định này thì trường hợp có tai nạn giao thông xảy ra thì phía CSGT có quyền tạm giữ phương tiện để xác minh tình tiết liên quan đến vụ tai nạn.

Thứ ba, quy định về thời gian tạm giữ phương tiện

Căn cứ theo quy định tại khoản 8 Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 thì:

“Điều 125. Tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính

8. Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề là 07 ngày, kể từ ngày tạm giữ. Thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài đối với những vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần tiến hành xác minh nhưng tối đa không quá 30 ngày, kể từ ngày tạm giữ tang vật, giấy phép, chứng chỉ hành nghề.

Đối với vụ việc thuộc trường hợp quy định tại đoạn 2 khoản 1 Điều 66 của Luật này mà cần có thêm thời gian để xác minh thì người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc phải báo cáo thủ trưởng trực tiếp của mình bằng văn bản để xin gia hạn việc tạm giữ; việc gia hạn phải bằng văn bản, thời hạn gia hạn không được quá 30 ngày.

Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề được tính từ thời điểm tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ thực tế.

Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề không vượt quá thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 66 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.”

Như vậy, thời gian tạm giữ phương tiện đối với những bình thường thì thời hạn tạm giữ xe là 07 ngày. Đối với những vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp thì thời hạn tạm giữ xe có thể kéo dài đến 30 ngày. Đối với vụ việc đặc biệt phức tạp sau khi đã hết 30 ngày mà vẫn cần thêm thời gian thì thời hạn tạm giữ xe có thể được gia hạn tối đa 30 ngày. Như vậy thời hạn tạm giữ xe khi xảy ra tai nạn giao thông có thể từ 07 ngày đến 60 ngày.

-->Trường hợp lấy lại xe bị tạm giữ do gây tai nạn giao thông

tai nạn

Luật sư tư vấn trực tuyến về Giao thông 19006172

Thứ tư, chi phí trông giữ xe

Căn cứ Khoản 7, Điều 126 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định như sau:

“Điều 126. Xử lý tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ theo thủ tục hành chính

7. Người có tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ chỉ phải trả chi phí lưu kho, phí bến bãi, phí bảo quản tang vật, phương tiện và các khoản chi phí khác trong thời gian tang vật, phương tiện bị tạm giữ theo quy định tại khoản 8 Điều 125 của Luật này”.

Theo đó, người có phương tiện bị tạm giữ phải trả chi phí lưu kho, phí bến bãi, phí bảo quản phương tiện và các khoản chi phí khác trong thời gian phương tiện bị tạm giữ.

Mọi thắc mắc liên quan đến chủ sở hữu hay nhân viên công ty phải bồi thường khi gây tai nạn, xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.

-->Trách nhiệm của người gây tai nạn giao thông

Trả lời

luatannam