19006172

Có bị tạm giữ xe khi đang tham gia giao thông ở tỉnh khác?

Có bị tạm giữ xe khi đang tham gia giao thông ở tỉnh khác?

Cho em hỏi vấn đề này: Nếu em chạy xe đi tỉnh khác khi vi phạm giao thông có bị tạm giữ xe khi đang tham gia giao thông? Trong trường hợp không vi phạm lỗi giao thông thì những ai có quyền dừng phương tiện kiểm tra giấy tờ và mức xử phạt cho việc không có giấy phép lái xe là bao nhiêu?


Tạm giữ xe khi đang tham gia giao thông

Về vấn đề:Có bị tạm giữ xe khi đang tham gia giao thông ở tỉnh khác;  Tổng đài tư vấn xin tư vấn cho bạn như sau:

Thứ nhất, quy định về trường hợp tạm giữ phương tiện do vi phạm giao thông

Căn cứ Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm, theo đó:

1. Để ngăn chặn ngay vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt được phép tạm giữ phương tiện tối đa đến 07 ngày trước khi ra quyết định xử phạt đối với những hành vi vi phạm được quy định tại các điều, khoản, điểm sau đây của Nghị định này và phải tuân thủ theo quy định tại khoản 2 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính:

a) Điểm c khoản 6; điểm a, điểm c khoản 8; khoản 10 Điều 5;

b) Điểm b, điểm c khoản 6; điểm c khoản 7; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm e, điểm g, điểm h, điểm i khoản 8; khoản 9 Điều 6;

c) Điểm c khoản 6; điểm b khoản 7; điểm a, điểm b khoản 8; khoản 9 Điều 7;

d) Điểm q khoản 1; điểm d, điểm đ (trong trường hợp người vi phạm là người dưới 16 tuổi và điều khiển phương tiện), điểm e khoản 3; điểm a, điểm c, điểm d khoản 4 Điều 8;

đ) Khoản 9 Điều 11;

e) Điểm a, điểm b, điểm c, điểm đ khoản 4; điểm d, điểm đ, điểm e khoản 5 Điều 16;

g) Khoản 2 Điều 17;

h) Điểm b, điểm đ khoản 1; điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e khoản 2 Điều 19;

i) Khoản 1; điểm a, điểm c khoản 4; khoản 5; khoản 6; khoản 7; khoản 8 Điều 21;

k) Điểm đ, điểm g, điểm h, điểm k khoản 5; điểm m khoản 7; điểm b, điểm e, điểm g, điểm h khoản 8; điểm c khoản 9 Điều 30;

l) Điểm b khoản 6 Điều 33.

2. Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc để xác minh tình tiết làm căn cứ ra quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt còn có thể quyết định tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm một trong các hành vi quy định tại Nghị định này theo quy định tại Khoản 6, Khoản 8 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Khi bị tạm giữ giấy tờ theo quy định tại Khoản 6 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính, nếu quá thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm ghi trong biên bản vi phạm hành chính, người vi phạm chưa đến trụ sở của người có thẩm quyền xử phạt để giải quyết vụ việc vi phạm mà vẫn tiếp tục điều khiển phương tiện hoặc đưa phương tiện ra tham gia giao thông, sẽ bị áp dụng xử phạt như hành vi không có giấy tờ”.

Như vậy, theo quy định của pháp luật, để ngăn chặn ngay vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt được phép tạm giữ phương tiện đến 07 ngày trước khi ra quyết định xử phạt đối với các trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 82 Nghị định trên, ví dụ như: điều khiển xe mà trong máu hoặc khí thở có chứa nồng độ cồn, lạng lách, đánh võng, đua xe…

-->Điều khiển xe ô tô mà say rượu có bị tạm giữ phương tiện không?

Thứ hai, quy định về trường hợp tạm giữ phương tiện khi không có hành vi vi phạm giao thông

Bên cạnh đó, căn cứ khoản 4 Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính quy định:

“4. Trong trường hợp có căn cứ để cho rằng nếu không tạm giữ ngay thì tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tẩu tán, tiêu hủy thì thủ trưởng trực tiếp của chiến sĩ cảnh sát nhân dân, cảnh sát viên cảnh sát biển, bộ đội biên phòng, kiểm lâm viên, công chức hải quan, kiểm soát viên thị trường đang thi hành công vụ phải tạm giữ ngay tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi lập biên bản, người lập biên bản phải báo cáo thủ trưởng của mình là người có thẩm quyền tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính được quy định tại khoản 1 Điều này để xem xét ra quyết định tạm giữ; đối với trường hợp tang vật là hàng hóa dễ hư hỏng thì người tạm giữ phải báo cáo ngay thủ trưởng trực tiếp để xử lý, nếu để hư hỏng hoặc thất thoát thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp không ra quyết định tạm giữ thì phải trả lại ngay tang vật, phương tiện đã bị tạm giữ.

6. Trong trường hợp chỉ áp dụng hình thức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền xử phạt có quyền tạm giữ một trong các loại giấy tờ theo thứ tự: giấy phép lái xe hoặc giấy phép lưu hành phương tiện hoặc giấy tờ cần thiết khác có liên quan đến tang vật, phương tiện cho đến khi cá nhân, tổ chức đó chấp hành xong quyết định xử phạt.

Nếu cá nhân, tổ chức vi phạm không có giấy tờ nói trên, thì người có thẩm quyền xử phạt có thể tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, trừ trường hợp quy định tại khoản 10 Điều này“.

Như vậy, Điều luật trên quy định thêm 2 trường hợp được phép tạm giữ phương tiện của người vi phạm hành chính, bao gồm cả vi phạm giao thông, đó là:

+) Trường hợp có căn cứ để cho rằng nếu không tạm giữ ngay thì phương tiện vi phạm hành chính bị tẩu tán, tiêu hủy;

+) Cá nhân, tổ chức vi phạm không có giấy phép lái xe hoặc giấy phép lưu hành phương tiện hoặc giấy tờ cần thiết khác có liên quan đến phương tiện.

Tóm lại, khi người vi phạm giao thông có thể tạm giữ xe khi đang tham gia giao thông nếu thuộc một trong các trường hợp nêu trên mà không giới hạn địa giới hành chính. 

Thứ ba, về vấn đề dừng xe kiểm soát giao thông

Về vấn đề dừng xe kiểm soát giao thông bạn có thể tham khảo bài viết: Các trường hợp được dừng phương tiện để kiểm soát

Bên cạnh đó, căn cứ Khoản 3 Điều 87 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định về tuần tra, kiểm soát của cảnh sát giao thông đường bộ:

“Điều 87. Tuần tra, kiểm soát của cảnh sát giao thông đường bộ

…3. Chính phủ quy định việc huy động các lực lượng cảnh sát khác và công an xã phối hợp với cảnh sát giao thông đường bộ tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong trường hợp cần thiết.”

Và khoản 2 Điều 8 Nghị định 27/2010/NĐ-CP quy định cơ chế phối hợp của công an xã, phường trong việc tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ như sau:

“…2. Các lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ mà không có Cảnh sát giao thông đường bộ đi cùng thì phải thực hiện việc tuần tra, kiểm soát theo Kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và phải thường xuyên thông báo cho lực lượng Cảnh sát giao thông đường bộ về việc tuần tra, kiểm soát của mình, nếu phát hiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ thì được xử phạt vi phạm

hành chính những hành vi thuộc quyền xử phạt của mình theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Trong trường hợp vượt quá thẩm quyền xử phạt của mình thì phải lập biên bản vi phạm hành chính, báo cáo cấp có thẩm quyền giải quyết.”

Như vậy, khi có lệnh tuần tra kiểm soát, lực lượng cảnh sát giao thông, các lực lượng cảnh sát khác và Công an xã đều có quyền được dừng xe kiểm soát phương tiện.

Tạm giữ xe khi đang tham gia giao thông

Dịch vụ tư vấn trực tuyến về Giao thông đường bộ: 19006172

Thứ tư, mức phạt lỗi không có theo Giấy phép lái xe

Căn cứ Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định:

Điều 21. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới

5. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh dưới 175 cm3 và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa;

8. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm một trong các hành vi sau đây:

b) Không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa;

Theo đó, mức phạt khi không có giấy phép lái xe như sau:

+) Đối với xe máy: người điều khiển xe sẽ bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng bị tạm giữ phương tiện 07 ngày.

+) Đối với xe ô tô: người điều khiển xe bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng bị tạm giữ phương tiện 07 ngày.

Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc về tạm giữ xe khi đang tham gia giao thông; bạn vui lòng liên hệ  Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn.

-->Bị tạm giữ xe mà không lập biên bản có trái luật?

luatannam