19006172

Điều kiện và mức hưởng tai nạn lao động

Điều kiện và mức hưởng tai nạn lao động

Tôi có vấn đề về điều kiện và mức hưởng chế độ tai nạn lao động như sau:

Vào ngày 13-01-2020, khi đang làm việc em bị tai nạn được đưa đi cấp cứu ở Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Dương với tình trạng bị tổn thương các cơ quan trong ổ bụng, chấn thương bụng kín được điều trị hết ngày 24/01/2020. Vì cận Tết nên các bác sĩ cho về quê điều dưỡng, khi xuất viện tình trạng sức khỏe còn rất yếu.

Sau khi về quê điều dưỡng đến ngày 03/02/2020 theo lời dặn của bác sĩ thì em đi tái khám lại ở phòng khám đa khoa khu vực sóng thần nơi em đăng ký bảo hiểm y tế và điều trị cho tới hôm nay vẫn còn đang điều trị. Vậy, cho em hỏi: tình trạng của em như vậy thì em được cơ quan bảo hiểm hỗ trợ như thế nào? Tình trạng thương tật của em như vậy thì ảnh hưởng bao nhiêu phần trăm?



điều kiện và mức hưởng

Tư vấn chế độ tai nạn lao động:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin trả lời cho bạn như sau:

Để xác định bạn có bị tai nạn lao động hay không thì cần xem xét các điều kiện được hưởng chế độ tai nạn lao động theo quy định tại Điều 45 Luật An toàn vệ sinh lao động năm 2015 như sau:

” Điều 45. Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động

Người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau đây:

1. Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc, kể cả khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết tại nơi làm việc hoặc trong giờ làm việc mà Bộ luật lao động và nội quy của cơ sở sản xuất, kinh doanh cho phép, bao gồm nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, làm vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh;

b) Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản trực tiếp quản lý lao động;

c) Trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý;

2. Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn quy định tại khoản 1 Điều này;

3. Người lao động không được hưởng chế độ do Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chi trả nếu thuộc một trong các nguyên nhân quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này.”

Theo quy định trên, người lao động bị tai nạn thuộc một trong ba trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 45 Luật an toàn, vệ sinh lao động nêu trên và có mức suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên sẽ được hưởng chế độ tai nạn lao động. Tuy nhiên, trong trường hợp của bạn, bạn bị tai nạn trong giờ làm việc nhưng chưa đi giám định tại Hội đồng giám định y khoa để xác định tỷ lệ thương tật. Do đó, bạn cần đi Giám định tỷ lệ thương tật.

Vì chưa biết cụ thể mức suy giảm khả năng lao động của bạn nên chúng tôi chia hai trường hợp như sau:

– Trường hợp 1: Suy giảm từ 5% khả năng lao động trở lên

Lúc này, bạn sẽ được xác định là tai nạn lao động và hưởng các chế độ tai nạn lao động bao gồm:

+ Trợ cấp một lần nếu suy giảm từ 5% đến 30% khả năng lao động theo quy định tại Khoản 1, 2 Điều 48 Luật an toàn vệ sinh lao động 2015 như sau:

” Điều 48. Trợ cấp một lần

1. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30% thì được hưởng trợ cấp một lần.

2. Mức trợ cấp một lần được quy định như sau:

a) Suy giảm 5% khả năng lao động thì được hưởng năm lần mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 lần mức lương cơ sở;

b) Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản này, còn được hưởng thêm khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, từ một năm trở xuống thì được tính bằng 0,5 tháng, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng vào quỹ được tính thêm 0,3 tháng tiền lương đóng vào quỹ của tháng liền kề trước tháng bị tai nạn lao động hoặc được xác định mắc bệnh nghề nghiệp;

Trường hợp bị tai nạn lao động ngay trong tháng đầu tham gia đóng vào quỹ hoặc có thời gian tham gia gián đoạn sau đó trở lại làm việc thì tiền lương làm căn cứ tính khoản trợ cấp này là tiền lương của chính tháng đó.”

+ Trợ cấp hàng tháng nếu suy giảm từ 31% trở lên theo quy định tại Khoản 1, 2 Điều 49 Luật an toàn vệ sinh lao động 2015 như sau:

” Điều 49. Trợ cấp hằng tháng

1. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì được hưởng trợ cấp hằng tháng.

2. Mức trợ cấp hằng tháng được quy định như sau:

a) Suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 30% mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương cơ sở;

b) Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản này, hằng tháng còn được hưởng thêm một khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, từ một năm trở xuống được tính bằng 0,5%, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng vào quỹ được tính thêm 0,3% mức tiền lương đóng vào quỹ của tháng liền kề trước tháng bị tai nạn lao động hoặc được xác định mắc bệnh nghề nghiệp;

Trường hợp bị tai nạn lao động ngay trong tháng đầu tham gia đóng vào quỹ hoặc có thời gian tham gia gián đoạn sau đó trở lại làm việc thì tiền lương làm căn cứ tính khoản trợ cấp này là tiền lương của chính tháng đó.”

+ Bạn sẽ được trợ cấp phương tiện trợ giúp sinh hoạt, chỉnh hình theo quy định tại Điều 51 Luật an toàn vệ sinh lao động 2015 như sau:

” Điều 51. Phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình

1. Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà bị tổn thương các chức năng hoạt động của cơ thể thì được cấp tiền để mua các phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình theo niên hạn căn cứ vào tình trạng thương tật, bệnh tật và theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng bảo đảm yêu cầu, điều kiện chuyên môn, kỹ thuật.”

– Trường hợp 2: Suy giảm dưới 5% khả năng lao động

Khi suy giảm dưới 5% khả năng lao động thì bạn không đủ điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động, đồng thời bạn cũng không đủ điều kiện hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại Khoản 1 Điều 25 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 như sau:

điều kiện và mức hưởng

Tư vấn chế độ tai nạn lao động trực tuyến 24/7: 1900 6172

“Điều 25. Điều kiện hưởng chế độ ốm đau

1. Bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế.

Trường hợp ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự hủy hoại sức khỏe, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy theo danh mục do Chính phủ quy định thì không được hưởng chế độ ốm đau.”

Như vậy, người lao động bị ốm đau, tai nạn mà là tai nạn lao động sẽ không được hưởng chế độ ốm đau. Và theo khoản 8 Điều 3 Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.

Như vậy, bạn cần đi giám định mức suy giảm khả năng lao động để biết được bạn có đáp ứng các điều kiện và mức hưởng của chế độ tai nạn lao động. Vì chưa xác định mức suy giảm khả năng lao động nên chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:

+ Suy giảm <5% khả năng lao động: bạn không được hưởng chế độ tai nạn lao động và chế độ ốm đau.

+ Suy giảm từ 5%-30% khả năng lao động: bạn hưởng chế độ tai nạn lao động và được trợ cấp một lần.

+ Suy giảm từ 31% khả năng lao động trở lên: bạn được hưởng chế độ tai nạn lao động với mức trợ cấp hàng tháng.

Khi được xác định là tai nạn lao động thì bạn còn được trợ cấp phương tiện trợ giúp sinh hoạt nếu đáp ứng điều kiện theo quy định tại Điều 51 Luật an toàn vệ sinh lao động 2015.

Ngoài ra, bạn còn được hưởng quyền lợi từ công ty khi bị tai nạn lao động. Và để tìm hiểu cụ thể hơn, bạn có thể tham khảo thêm bài viết: 

Tiền trợ cấp công ty trả cho người bị tai nạn lao động

Mức bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động

Chi trả chi phí giám định sau tai nạn lao động

Trong quá trình giải quyết nếu còn vấn đề thắc mắc vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.

luatannam