19006172

Giải quyết việc đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam

Giải quyết việc đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam

Xin tổng đài hỗ trợ giúp tôi về vấn đề: Giải quyết việc đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam. Tôi muốn đăng ký kết hôn với người nước ngoài thì việc giải quyết tiến hành như thế nào?



việc đăng ký kết hônTư vấn Hôn nhân gia đình:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấnVề giải quyết việc đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài, chúng tôi xin trả lời cho bạn như sau

Quan hệ hôn nhân giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài được Luật hôn nhân và gia đình 2014 tôn trọng và bảo vệ. Theo quy định tại Nghị định 126/2014/NĐ-CP thì việc đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài hoặc giữa hai công dân Việt Nam với nhau mà có ít nhất một bên định cư ở nước ngoài được thực hiện tại Việt Nam hoặc tại cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự và cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài.

Việc đăng ký kết hôn tại Việt Nam được thực hiện theo Nghị định 126/2014/NĐ-CP và Thông tư 02a/2015/TT-BTP, theo đó một trong hai bên kết hôn nộp hồ sơ đăng ký kết hôn trực tiếp tại Sở Tư pháp trực thuộc UBND cấp tỉnh. trình tự giải quyết như sau:

Bước 1: Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Sở Tư pháp có trách nhiệm:

– Phỏng vấn trực tiếp hai bên nam, nữ tại trụ sở Sở Tư pháp để kiểm tra, làm rõ về nhân thân, sự tự nguyện kết hôn, mục đích kết hôn và mức độ hiểu biết của hai bên nam, nữ về hoàn cảnh gia đình, hoàn cảnh cá nhân của nhau; về ngôn ngữ, phong tục, tập quán, văn hóa, pháp luật về hôn nhân và gia đình của mỗi nước. Trường hợp cần phiên dịch để thực hiện phỏng vấn thì Sở Tư pháp chỉ định người phiên dịch. Tuy nhiên, nếu việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với nhau mà hai bên định cư ở nước ngoài, kết hôn giữa người nước ngoài với nhau tại Việt Nam thì không áp dụng biện pháp phỏng vấn.

Trường hợp bên nam hoặc bên nữ có lý do chính đáng mà không thể có mặt để phỏng vấn vào ngày được thông báo thì phải có văn bản đề nghị chuyển việc phỏng vấn sang ngày khác, văn bản đề nghị phải nêu rõ lý do không thể có mặt và ngày đề nghị phỏng vấn lần sau. Ngày phỏng vấn lần sau không được quá 30 ngày, kể từ ngày hẹn phỏng vấn trước.

Kết quả phỏng vấn phải được lập thành văn bản. Cán bộ phỏng vấn phải nêu rõ ý kiến đề xuất của mình và ký tên vào văn bản phỏng vấn; người phiên dịch (nếu có) phải cam kết dịch chính xác nội dung phỏng vấn và ký tên vào văn bản phỏng vấn;

– Nếu kết quả phỏng vấn cho thấy hai bên kết hôn chưa hiểu biết về hoàn cảnh của nhau thì Sở Tư pháp hẹn ngày phỏng vấn lại; việc phỏng vấn lại được thực hiện trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày phỏng vấn trước;

– Nghiên cứu, thẩm tra hồ sơ đăng ký kết hôn; trường hợp nghi vấn hoặc có khiếu nại, tố cáo việc kết hôn thông qua môi giới nhằm mục đích kiếm lời, kết hôn giả tạo, lợi dụng việc kết hôn để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục, kết hôn vì mục đích trục lợi khác hoặc xét thấy có vấn đề cần làm rõ về nhân thân của bên nam, bên nữ hoặc giấy tờ trong hồ sơ đăng ký kết hôn thì Sở Tư pháp xác minh làm rõ.

Bước 2: Trường hợp xét thấy vấn đề cần xác minh thuộc chức năng của cơ quan công an thì Sở Tư pháp có văn bản nêu rõ vấn đề cần xác minh, kèm theo bản chụp hồ sơ đăng ký kết hôn gửi cơ quan công an cùng cấp đề nghị xác minh. Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của Sở Tư pháp, cơ quan công an xác minh vấn đề được yêu cầu và trả lời bằng văn bản cho Sở Tư pháp.

Sở Tư pháp chỉ đề nghị cơ quan Công an cùng cấp xác minh trong trường hợp xét thấy việc kết hôn có vấn đề liên quan đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; có dấu hiệu xuất, nhập cảnh trái phép, buôn bán người, môi giới kết hôn trái pháp luật, kết hôn giả tạo nhằm mục đích xuất cảnh, trục lợi hoặc vấn đề khác liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của cơ quan Công an.

việc đăng ký kết hôn

Tư vấn pháp luật Hôn nhân gia đình trực tuyến 24/7: 19006172

Nếu hết thời hạn xác minh theo quy định tại Điều này mà cơ quan công an chưa có văn bản trả lời thì Sở Tư pháp vẫn hoàn tất hồ sơ, đề xuất ý kiến trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định, trong đó nêu rõ vấn đề đã yêu cầu cơ quan công an xác minh.

Bước 3: Sau khi thực hiện phỏng vấn hai bên nam, nữ, nghiên cứu, thẩm tra hồ sơ kết hôn, ý kiến của cơ quan công an (nếu có), Sở Tư pháp báo cáo kết quả và đề xuất giải quyết việc đăng ký kết hôn, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định, kèm theo bộ hồ sơ đăng ký kết hôn.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản trình của Sở Tư pháp cùng hồ sơ đăng ký kết hôn, nếu xét thấy hai bên nam, nữ đáp ứng đủ điều kiện kết hôn, không thuộc trường hợp từ chối đăng ký kết hôn quy định tại Điều 26 của Nghị định 126/2014/NĐ-CP thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ký Giấy chứng nhận kết hôn và trả lại hồ sơ cho Sở Tư pháp để tổ chức lễ đăng ký kết hôn.

Trường hợp từ chối đăng ký kết hôn, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có văn bản nêu rõ lý do gửi Sở Tư pháp để thông báo cho hai bên nam, nữ.

Trên đây là giải đáp về vấn đề: Giải quyết việc đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo cụ thể hơn bài viết sau: Thời hạn đăng ký kết hôn với người nước ngoài

Mọi vấn đề vướng mắc về kết hôn có yếu tố nước ngoài,  xin bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.

luatannam