19006172

Giao phương tiện giao thông vi phạm cho cá nhân vi phạm bảo quản

Giao phương tiện giao thông vi phạm cho cá nhân vi phạm bảo quản

Theo tôi được biết, cá nhân khi vi phạm hành chính bị tịch thu phương tiện thì có thể được người có thẩm quyền giao phương tiện giao thông vi phạm cho cá nhân vi phạm bảo quản. Vậy cho tôi hỏi trường hợp này phải đảm bảo những điều kiện gì không và thủ tục để được giao phương tiện này ra sao? Tôi cám ơn!



Giao phương tiện giao thông vi phạmTư vấn giao thông đường bộ:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Vấn đề giao phương tiện giao thông vi phạm cho cá nhân vi phạm bảo quản; Tổng đài tư vấn xin tư vấn cho bạn như sau:

Về vấn đề giao phương tiện giao thông vi phạm cho cá nhân vi phạm bảo quản

Theo quy định tại Điều 14 Nghị định 115/2013/NĐ-CP quy định về điều kiện giao phương tiện cho cá nhân vi phạm bảo quản như sau:

“Điều 14. Giao phương tiện giao thông vi phạm hành chính cho tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản

1. Phương tiện giao thông vi phạm hành chính thuộc trường hợp bị tạm giữ để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nếu tổ chức, cá nhân vi phạm có đủ một trong các điều kiện dưới đây thì người có thẩm quyền tạm giữ có thể giao cho tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản phương tiện dưới sự quản lý của cơ quan có thẩm quyền tạm giữ:

a) Cá nhân vi phạm phải xuất trình sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú hoặc có giấy xác nhận của cơ quan, đơn vị về nơi công tác; nếu tổ chức vi phạm phải có địa chỉ hoạt động cụ thể, rõ ràng được Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận; có nơi giữ, bảo quản phương tiện đáp ứng các điều kiện quy định tại Khoản 2 Điều 6 Nghị định này;

b) Tổ chức, cá nhân vi phạm có khả năng tài chính đặt tiền bảo lãnh thì có thể được giữ, bảo quản phương tiện.”

Như vậy:

Trường hợp phương tiện giao thông vi phạm hành chính thuộc trường hợp bị tạm giữ để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà cá nhân chủ phương tiện đạt đủ một trong các điều kiện sau thì có thể được giao  tự bảo quản phương tiện. Cụ thể đó là:

– Cá nhân vi phạm phải xuất trình sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú hoặc có giấy xác nhận của cơ quan, đơn vị về nơi công tác; nếu tổ chức vi phạm phải có địa chỉ hoạt động cụ thể, rõ ràng được Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận; có nơi giữ, bảo quản phương tiện đáp ứng các điều kiện quy định;

– Tổ chức, cá nhân vi phạm có khả năng tài chính đặt tiền bảo lãnh thì có thể được giữ, bảo quản phương tiện. Mức tiền đặt bảo lãnh ít nhất phải bằng mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt quy định cho hành vi vi phạm và do người có thẩm quyền tạm giữ phương tiện giao thông vi phạm hành chính có thẩm quyền quyết định cho cá nhân đặt tiền bảo lãnh phương tiện giao thông đó.

Lưu ý:

Phương tiện vi phạm trong thời gian được giao cho cá nhân bảo quản sẽ không được phép lưu hành, giấy chứng nhận đăng ký phương tiện sẽ bị tạm giữ để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt (trừ trường hợp tổ chức, cá nhân vi phạm đã đặt tiền bảo lãnh).

Giao phương tiện giao thông vi phạm

 Tổng đài tư vấn trực tuyến về Giao thông đường bộ 24/7: 1900 6172

Về thủ tục giao phương tiện cho người vi phạm bảo quản

Theo quy định tại Điều 7 Thông tư 47/2014/TT-BCA quy định chi tiết về thủ tục như sau:

“Điều 7. Giao phương tiện giao thông vi phạm hành chính cho tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản

Giao phương tiện giao thông vi phạm hành chính cho tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản được thực hiện theo quy định tại Điều 14 Nghị định số 115/2013/NĐ-CP và các quy định sau đây:

1. Phương tiện giao thông vi phạm hành chính thuộc trường hợp bị tạm giữ để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nếu tổ chức, cá nhân vi phạm có đủ một trong các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều 14 Nghị định số 115/2013/NĐ-CP thì người có thẩm quyền tạm giữ có thể giao cho tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản phương tiện dưới sự quản lý của cơ quan có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ (trừ các trường hợp theo quy định tại Khoản 5 Điều 15 Nghị định số 115/2013/NĐ-CP), cụ thể:

a) Tổ chức, cá nhân vi phạm phải làm đơn gửi cơ quan có thẩm quyền tạm giữ đề nghị được giữ, bảo quản phương tiện; trong đơn ghi rõ họ tên, địa chỉ, nghề nghiệp của người vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm, hành vi vi phạm hành chính, tên, số lượng, đặc điểm, chủng loại, số hiệu, nhãn hiệu, ký hiệu, xuất xứ, năm sản xuất, số máy, số khung, dung tích (nếu có), tình trạng của phương tiện, nơi giữ, bảo quản phương tiện.

Cá nhân vi phạm khi gửi đơn, phải gửi kèm theo bản sao sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú hoặc giấy xác nhận của người đứng đầu cơ quan, đơn vị nơi cá nhân vi phạm đang công tác; đối với tổ chức vi phạm phải gửi kèm theo giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi tổ chức đóng trụ sở hoạt động.”

Như vậy, để cá nhân vi phạm có thể được giao xe để bảo quản thì phải chuẩn bị các giấy tờ sau:

–  Đơn gửi cơ quan có thẩm quyền tạm giữ đề nghị được giữ, bảo quản phương tiện, trong đó có bao gồm các thông tin cụ thể của người vi phạm và xe vi phạm: họ tên, địa chỉ, nghề nghiệp của người vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm, hành vi vi phạm hành chính, tên, số lượng, đặc điểm, chủng loại, số hiệu, nhãn hiệu, ký hiệu, xuất xứ, năm sản xuất, số máy, số khung, dung tích (nếu có), tình trạng của phương tiện, nơi giữ, bảo quản phương tiện.

– Bản sao sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú nơi cá nhân vi phạm đang cư trú hoặc giấy xác nhận của người đứng đầu cơ quan, đơn vị nơi cá nhân vi phạm đang công tác.

Trên đây là tư vấn về vấn đề giao phương tiện giao thông vi phạm cho cá nhân vi phạm bảo quản. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo bài viết:

Nồng độ cồn bao nhiêu thì khi chạy ô tô, xe máy sẽ bị tạm giữ xe?

Người vi phạm giao thông có thể ủy quyền lấy lại xe bị tạm giữ không?

Vấn đề liên quan tới vấn đề giao phương tiện giao thông vi phạm cho cá nhân vi phạm bảo quản; bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tổng đài tư vấn.

luatannam