19006172

Phân biệt lỗi sai làn và lỗi không tuân thủ vạch kẻ đường

Phân biệt lỗi sai làn và lỗi không tuân thủ vạch kẻ đường

Phân biệt lỗi sai làn và lỗi không tuân thủ vạch kẻ đường? Tôi đi xe ô tô dừng đèn đỏ thì bị công an giao thông bắt và phạt vì lỗi tôi đi sai làn. Tôi phát hiện ra tôi dừng đèn đỏ trên vạch kẻ đường cho phần đường được rẽ phải. Tôi đã đi nộp tiền phạt rồi nhưng sau đó có người nói với tôi đó không phải lỗi sai làn mà là lỗi không tuân thủ vạch kẻ đường. Cho tôi hỏi như lỗi của tôi là lỗi nào? Mức phạt lỗi này quy định thế nào? Trường hợp tôi muốn khiếu nại thì khiếu nại ở đâu?



vạch kẻ đườngTư vấn luật giao thông:

Về vấn đề: Phân biệt lỗi sai làn và lỗi không tuân thủ vạch kẻ đường của bạn Tổng đài tư vấn xin trả lời cho bạn như sau:

Thứ nhất, phân biệt lỗi đi sai làn đường và lỗi không tuân thủ vạch kẻ đường

Căn cứ theo quy định tại Điều 52 Quy chuẩn 41/2019/BGTVT về báo hiệu đường bộ thì có thể hiểu:

Vạch kẻ đường là một dạng báo hiệu để hướng dẫn, điều khiển giao thông nhằm nâng cao an toàn và khả năng thông xe. 

Vạch kẻ đường bao gồm các loại vạch, chữ viết, hình vẽ ở trên mặt đường xe chạy, trên thành vỉa hè, trên các công trình giao thông và một số bộ phận khác của đường để quy định trật tự giao thông, chỉ rõ khổ giới hạn của các công trình giao thông, chỉ hướng đi quy định của làn đường xe chạy.

Theo Điều 53 Quy chuẩn 41/2019/BGTVT có thể phân loại vạch kẻ đường như sau:

* Dựa vào vị trí sử dụng thì có 2 loại là:

– Vạch trên mặt bằng (mặt đường, vạch dọc đường, ngang đường…) có màu trắng dùng để quy định các phần đường khác nhau trên mặt đường bằng.

Ví dụ như vạch chia 2 dòng phương tiện giao thông đi ngược chiều nhau hay xác định ranh giới phần đường cấm… ( trừ một số vạch có màu vàng như vạch cấm dừng và đỗ xe)

– Vạch đứng kẻ trên thành vỉa hè các công trình giao thông và một số bộ phận khác của đường, kết hợp giữa vạch vàng và vạch đen hoặc vạch trắng và vạch đỏ.

Ví dụ như vạch xác định các bộ phận thằng đúng của công trình giao thông như trụ cầu, cầu vượt…

* Dựa vào phương pháp kẻ thì vạch kẻ đường có 3 loại là:

– Vạch dọc đường là vạch kẻ dọc theo hướng xe chạy trên đường; như là vạch phân chia các làn đường cho từng loại xe tham gia giao thông.

– Vạch ngang đường là vạch kẻ có hướng cắt ngang đường hoặc hình thành một góc chéo với hướng xe chạy như là vạch báo hiệu dừng lại hoặc vạch dành cho người đi bộ.

– Các loại vạch khác là các loại kí hiệu chữ hoặc hình thức khác như là vạch chỉ số hiệu đường hay vạch báo hiệu STOP

* Dựa vào chức năng, ý nghĩa sử dụng vạch kẻ đường gồm:

Vạch hiệu lệnh, vạch cảnh báo, vạch chỉ dẫn, vạch giảm tốc độ.

* Dựa vào hình dáng, kiểu, vạch kẻ đường được chia thành hai loại sau:

 Vạch trên mặt đường, trên thành vỉa hè hoặc ở ranh giới phân cách làn xe, gồm vạch kẻ liền và vạch kẻ đứt khúc;

– Ký hiệu chữ và ký hiệu hình gồm chữ cái, chữ số hoặc hình vẽ trên mặt đường.

Như vậy, nếu người tham gia giao thông không tuân thủ vạch kẻ đường thì sẽ bị xử phạt với lỗi “Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường” theo quy định của  Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

Thứ hai, quy định về làn đường:

Theo Điều 3 Quy chuẩn 41/2019/BGTVT quy định thì: Làn đường là một phần của phần đường xe chạy được chia theo chiều dọc của đường, có đủ bề rộng cho xe chạy an toàn. Một phần đường xe chạy có thể có một hoặc nhiều làn đường.

Khi trên mặt đường phân chia thành nhiều làn được phân biệt bằng vạch kẻ đường – Mỗi làn chỉ cho 1 số loại phương tiện giao thông nhất định đi trên đó. Ví dụ: Làn dành riêng cho ô tô con, làn dành riêng cho ô tô tải, làn dành riêng cho xe máy… Và điều quan trọng nhất là biển báo phân làn như các biển R.412 a,b,c,d…

Đối với biển báo làn đường, nếu người điều khiển phương tiện là xe ô tô đi vào làn đường dành cho xe mô tô, xe máy hoặc ngược lại người điều khiển xe mô tô, xe máy đi vào làn đường dành cho xe ô tô thì mới được xác định là lỗi “sai làn đường” và khi đó mới xử phạt lỗi sai làn đường theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

-->Phân biệt lỗi đi sai làn đường và lỗi không chấp hành quy định về vạch kẻ đường

vạch kẻ đường

Dịch vụ tư vấn trực tuyến về Giao thông đường bộ: 19006172

Thứ hai, quy định quyết định hành chính

Căn cứ quy định tại Điều 7 Luật Khiếu nại năm 2011, cụ thể như sau:

“Điều 7. Trình tự khiếu nại

1. Khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì người khiếu nại khiếu nại lần đầu đến người đã ra quyết định hành chính hoặc cơ quan có người có hành vi hành chính hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.

Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khiếu nại lần hai đến Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.

Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.”

Theo quy định trên, nếu bạn muốn khiếu nại về quyết định xử phạt của CSGT thì bạn có thể khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính hoặc thực hiện thủ tục khiếu nại.

Trường hợp bạn muốn khiếu nại thì trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày nhận được quyết định hành chính, bạn có đến Đội, phòng CSGT nơi đã ban hành Quyết định xử phạt để khiếu nại trực tiếp đến đồng chí CSGT đã ra quyết định xử phạt mình.

Trường hợp bạn không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì bạn có quyền khiếu nại trực tiếp đến Đội trưởng phòng CSGT nơi đã lập biên bản vi phạm hành chính để khiếu nại.Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu theo quy định là không quá 30 ngày, kể từ ngày thụ lý.

Trường hợp bạn không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì bạn có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa theo quy định của Luật tố tụng hành chính. Thời hạn giải quyết khiếu nại lần hai không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý.

Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc về phân biệt lỗi sai làn và lỗi không tuân thủ vạch kẻ đường. Bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn.

-->Lỗi đè vạch kẻ đường của ô tô có bị tước bằng lái xe không?

luatannam