19006172

Không được sa thải người lao động khi nghỉ việc có lý do chính đáng

Sa thải người lao động khi nghỉ việc

Xin chào anh chị tư vấn An Nam, tôi muốn hỏi về trường hợp không sa thải người lao động khi nghỉ việc có lý do chính đáng. Tôi là nhân viên FPT. Vừa rồi bố tôi bị đột quỵ phải cấp cứu. Do mẹ tôi không đủ sức khỏe để chăm sóc nên tôi phải nghỉ việc chăm sóc bố. Nhưng tôi quên không thông báo với công ty. Hiện nay công ty lấy lý do tôi nghỉ việc liên tiếp 6 ngày nên sa thải tôi. Theo tôi, trường hợp của tôi được xác định là nghỉ việc có lý do chính đáng; công ty không được sa thải tôi trong trường hợp này. Tôi muốn hỏi trường hợp nào được coi là nghỉ việc có lý do chính đáng? Mong anh chị tư vấn giúp tôi, tôi xin chân thành cảm ơn!



Sa thải người lao động khi nghỉ việcTư vấn hợp đồng lao động:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn. Về việc sa thải người lao động khi nghỉ việc; chúng tôi xin trả lời cho bạn như sau:

Về sa thải người lao động khi nghỉ việc:

Căn cứ theo quy định tại Điều 31 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP:

“Điều 31. Kỷ luật sa thải đối với người lao động tự ý bỏ việc

1. Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải đối với người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày làm việc cộng dồn trong phạm vi 30 ngày kể từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc hoặc 20 ngày làm việc cộng đồn trong phạm vi 365 ngày kể từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng.”

Như vậy, người lao động tự ý nghỉ việc 05 ngày làm việc cộng dồn trong 30 ngày đầu kể từ ngày đầu tiên tự ý nghỉ việc thì sẽ bị áp dụng kỷ luật sa thải; nếu tự ý nghỉ việc không có lý do chính đáng

Về các trường hợp nghỉ việc có lý do chính đáng

Căn cứ theo quy định tại Điều 13 Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH:

“Điều 13. Người lao động nghỉ việc có lý do chính đáng

Người lao động nghỉ việc có lý do chính đáng quy định tại Khoản 2 Điều 31 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

1. Do thiên tai, hỏa hoạn mà người lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể có mặt để làm việc;

2. Bản thân, bố đẻ, mẹ đẻ, bố nuôi, mẹ nuôi, bố vợ, mẹ vợ, bố chồng, mẹ chồng, vợ hoặc chồng, con đẻ, con nuôi hợp pháp, đứa trẻ mà người lao động mang thai hộ đang nuôi theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình bị ốm có giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật.”

Như vậy, trường hợp người lao động nghỉ việc có lý do chính đáng bao gồm:

+) Bị thiên tai, hỏa hoạn không khắc phục được;

+) Bản thân, bố mẹ, con hợp pháp bị ốm có xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền;

Trong trường hợp của bạn: bố bạn bị đột quỵ phải cấp cứu, do đó việc bạn nghỉ việc chăm sóc bố coi là nghỉ việc có lý do chính đáng. Do đó công ty không thể căn cứ vào việc bạn nghỉ việc này để sa thải bạn.

Trong trường hợp công ty vẫn tiến hành sa thải bạn; việc sa thải này trái với quy định của pháp luật. Để bảo đảm quyền lợi của mình; bạn có thể yêu cầu Công đoàn hoặc hòa giải viên tiến hành hòa giải. Nếu không hòa giải được; bạn có thể khởi kiện ra Tòa án yêu cầu giải quyết.

Sa thải người lao động khi nghỉ việc

Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172

Kết luận:

Tóm lại, đối với việc của bạn: bạn nghỉ việc chăm sóc bố bị đột quỵ. Do đó việc nghỉ việc của bạn được coi là có lý do chính đáng. Nên công ty không được sa thải bạn vì lý do này.

Trên đây là giải đáp về vấn đề: Không được sa thải người lao động khi nghỉ việc có lý do chính đáng.

Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm tại các bài viết sau:

Quyền lợi của người lao động bị sa thải trái pháp luật?

Trường hợp người lao động bị sa thải có được hưởng trợ cấp thất nghiệp không?

Nếu còn vấn đề thắc mắc về sa thải người lao động khi nghỉ việc ; bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.

luatannam