19006172

Có được giao con nuôi cho người khác nhận làm con nuôi không?

Giao con nuôi cho người khác nhận làm con nuôi

Xin cho tôi hỏi về việc giao con nuôi cho người khác nhận làm con nuôi. Vợ chồng anh Toan kết hôn đã hơn 5 năm nhưng không có con nên năm 2015 đã nhận cháu Hà My, là trẻ bị bỏ rơi làm con nuôi. Việc nhận con nuôi đã được đăng ký tại UBND phường, nơi vợ chồng anh Toan cư trú. Tuy nhiên đến năm 2017, vợ chồng anh Toan đã sinh được một cháu gái.

Do muốn sinh thêm con trai mà vẫn bảo đảm mô hình gia đình chỉ có hai con nên vợ chồng anh Toan muốn cho cháu Hà My làm con nuôi của chị Hoà, một người đồng nghiệp hiếm muộn ở cùng cơ quan anh Toan. Vợ chồng anh Toan và chị Hoà đến UBND phường xin chấm dứt quan hệ nuôi con nuôi giữa anh chị với cháu Hà My để giao cháu Hà My cho chị Hoà nuôi. Vậy, UBND phường có thể giải quyết nguyện vọng của các đương sự nói trên không?



Giao con nuôi cho người khácTư vấn Hôn nhân và Gia đình:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Với trường hợp của bạn về giao con nuôi cho người khác nhận làm con nuôi; chúng tôi xin tư vấn như sau:

Thứ nhất về điều kiện chấm dứt việc nuôi con nuôi

Căn cứ theo quy định tại Điều 25 Luật nuôi con nuôi số 52/2010/QH12:

“Điều 25. Căn cứ chấm dứt việc nuôi con nuôi

Việc nuôi con nuôi có thể bị chấm dứt trong các trường hợp sau đây:

1. Con nuôi đã thành niên và cha mẹ nuôi tự nguyện chấm dứt việc nuôi con nuôi;

2. Con nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của cha mẹ nuôi; ngược đãi, hành hạ cha mẹ nuôi hoặc con nuôi có hành vi phá tán tài sản của cha mẹ nuôi;

3. Cha mẹ nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con nuôi; ngược đãi, hành hạ con nuôi;

4. Vi phạm quy định tại Điều 13 của Luật này.”

Như vậy, việc chấm dứt quan hệ nhận nuôi con nuôi phải thuộc các trường hợp nêu trên. Đối với trường hợp của bạn: vợ chồng anh Toan nhận nuôi cháu Hà My và năm nay cháu Hà My được 4 tuổi; là trẻ chưa thành niên nên đề nghị của vợ chồng anh Toan về việc chấm dứt quan hệ nuôi con nuôi đều không thuộc một trong các trường hợp nói trên. Do đó, không có cơ sở để giải quyết việc chấm dứt quan hệ nuôi con nuôi.

Mặt khác, cơ quan đăng ký hộ tịch không phải là cơ quan có thẩm quyền giải quyết việc chấm dứt quan hệ nuôi con nuôi. Theo quy định tại Điều 10 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, thì Toà án là cơ quan duy nhất có thẩm quyền giải quyết việc chấm dứt nuôi con nuôi trong những trường hợp mà pháp luật cho phép.

Thứ hai về quyền giao con nuôi cho người khác nhận nuôi

Căn cứ theo quy định tại Khoản 3 Điều 8 Luật nuôi con nuôi số 52/2010/QH12:

“Điều 8. Người được nhận làm con nuôi

3. Một người chỉ được làm con nuôi của một người độc thân hoặc của cả hai người là vợ chồng.”

Giao con nuôi cho người khác

Tư vấn pháp luật Hôn nhân gia đình trực tuyến 24/7: 19006172

Như vậy, một người chỉ được làm con nuôi của một người độc thân hoặc của hai vợ chồng. Do đó, cháu Hà My đã được vợ chồng anh Toan nhận làm con nuôi thì chị Hòa không thể nhận cháu Hà Mỹ làm con nuôi nữa.

Tóm lại, trong trường hợp này UBND phường không được chấm nhận việc chấm dứt nhận con nuôi và chuyển việc nhận nuôi cho chị Hòa.

Trên đây là giải đáp của chúng tôi về vấn đề của bạn. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm tại các bài viết:

Thủ tục xin chấm dứt việc nhận nuôi con nuôi theo quy định pháp luật

Con nuôi yêu cầu cha mẹ nuôi chấm dứt việc nhận con nuôi hợp pháp

Mọi vấn đề vướng mắc về yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi; xin bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.

luatannam