19006172

Tách sổ hộ khẩu chung khi chưa có nhà ở xây dựng trên đất

Tách sổ hộ khẩu chung khi chưa có nhà ở xây dựng trên đất

Tách sổ hộ khẩu chung khi chưa có nhà ở xây dựng trên đất? Gia đình tôi có 02 nhà (khác xóm) ở cùng một xã sau khi tôi xây dựng gia đình và có 02 con, tôi có làm đơn đề nghị UBND xã nơi tôi và gia đình tôi có hộ khẩu thường trú tách khẩu cho tôi, vợ, con tôi khỏi gia đình bố mẹ tôi (bố mẹ tôi ở cùng anh chị cả), tôi đã gửi đơn (có đính kèm) và hồ sơ theo Điều 27 luật cư trú gồm :

– Đơn xin tách sổ hộ khẩu

– Phiếu khai báo thay đổi nhân khẩu

– Phiếu HK02 về thay đổi nhân khẩu.

Tuy nhiên xuống UBND xã nói rằng đơn xin không hợp lệ và phải có bìa đỏ đứng tên tôi tại ngôi nhà bố mẹ tôi cho ra ở riêng thì mới có thể làm tách khẩu. Xin hỏi UBND xã yêu cầu có Bìa đỏ đứng tên tôi + đơn như tôi viết không hợp lệ là sai hay đúng? (nhà và đất vợ chồng tôi ở vẫn đứng tên bố mẹ tôi).



Tách sổ hộ khẩu chungTư vấn Hôn nhân gia đình:

Trường hợp bạn hỏi về tách sổ hộ khẩu chung khi chưa có nhà ở xây dựng trên đất, Tổng đài tư vấn xin trả lời bạn như sau:

Căn cứ theo quy định tại Điều 24 Luật cư trú sửa đổi, bổ sung 2013 thì sổ hộ khẩu được cấp cho hộ gia đình hoặc cá nhân đã đăng ký thường trú và có giá trị xác định nơi thường trú của công dân. Do đó nếu vợ chồng bạn muốn tách khẩu thì cần phải đăng ký thường trú tại căn nhà mà bố mẹ bạn cho.

Và căn cứ theo quy định tại điểm c Khoản 2 Điều 21 Luật cư trú sửa đổi, bổ sung năm 2013 thì hồ sơ đăng ký thường trú bao gồm giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp tại nơi đăng ký thường trú. Và theo quy định tại Điều 5 Nghị định 31/2014/NĐ-CP về nơi cư trú hợp pháp:

“Điều 5. Nơi cư trú của công dân

1. Nơi cư trú của công dân là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú. Mỗi công dân chỉ được đăng ký thường trú tại một chỗ ở hợp pháp và là nơi thường xuyên sinh sống.

Chỗ ở hợp pháp có thể thuộc quyền sở hữu, sử dụng của công dân hoặc được cơ quan, tổ chức, cá nhân cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ theo quy định của pháp luật. Đối với chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn hoặc ở nhờ của cá nhân, tổ chức tại thành phố trực thuộc trung ương phải bảo đảm điều kiện về diện tích bình quân theo quy định của Hội đồng nhân dân thành phố.”

Như vậy, chỗ ở hợp pháp để đăng ký thường trú được hiểu như sau:

+ Chỗ ở thuộc quyền sở hữu, sử dụng của người đăng ký;

+ Chỗ ở do hộ gia đình, cá nhân thuê, mượn, ở nhờ và được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản theo Khoản 5 Điều 20 Luật cư trú sửa đổi, bổ sung năm 2013.

Đối với trường hợp của bạn: Vợ chồng bạn muốn đăng ký thường trú và tách khẩu sang căn nhà mà bố mẹ bạn cho. Để thực hiện việc tách sổ hộ khẩu cũng như đăng kí thường trú tại nơi ở mới, bạn phải chứng minh được ngôi nhà mà vợ chồng bạn chuyển tới là nơi ở hợp pháp.

Theo như thông tin bạn cung cấp thì ngôi nhà thuộc sở hữu của bố mẹ bạn. Bố mẹ bạn có thể có văn bản đồng ý cho vợ chồng bạn ở tại ngôi nhà đó hoặc thực hiện tặng cho ngôi nhà đó cho vợ chồng bạn để ngôi nhà đó trở thành chỗ ở hợp pháp của vợ chồng bạn; tức trong hồ sơ đăng ký thường trú của gia đình bạn cần có văn bản đồng ý cho đăng ký thường trú của bố mẹ bạn.

Tách sổ hộ khẩu chung

Tư vấn pháp luật Hôn nhân gia đình trực tuyến 24/7: 19006172

Trên đây là giải đáp của chúng tôi về vấn đề: Tách sổ hộ khẩu chung khi chưa có nhà ở xây dựng trên đất.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo bài viết:

Thủ tục xác nhận về việc trước đây đã đăng ký thường trú

Các trường hợp bị xóa đăng ký thường trú

Nếu trong quá trình giải quyết, có vấn đề gì vướng mắc về đăng ký hộ khẩu quý khách hàng vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được hỗ trợ tư vấn.

luatannam