19006172

Thủ tục xin giấy phép cho xe container vào nội thành Hà Nội

Thủ tục xin giấy phép cho xe container vào nội thành Hà Nội

Tổng đài cho tôi hỏi: Tôi muốn xin giấy phép cho xe container đi vào đường trong nội thành Hà Nội để trả hàng cho khách ở khu vực Tây Hồ có được không? Nếu được, tôi cần phải làm những thủ tục gì và phải đến đâu để xin giấy phép?



xin giấy phépTư vấn giao thông đường bộ:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Với câu hỏi của bạn về thủ tục xin giấy phép cho xe container đi vào nội thành Hà Nội, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Căn cứ Điểm b Khoản 2 Điều 37 Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định như sau:

Điều 37. Tổ chức giao thông và điều khiển giao thông

2. Trách nhiệm tổ chức giao thông quy định như sau:

b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức giao thông trên các hệ thống đường bộ thuộc phạm vi quản lý”.

Do đó, việc quy định về hoạt động của các phương tiện giao thông đường bộ thuộc địa bàn cấp tỉnh, thành phố quản lý do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương để quyết định.

Quy định về hoạt động của phương tiện trên địa bàn TP Hà Nội:

Ngày 25/01/2013, UBND thành phố Hà Nội có Quyết định 06/2013/QĐ-UBND quy định về hoạt động của các phương tiện giao thông trên địa bàn thành phố Hà Nội (sau đây gọi tắt là quyết định số 06). Căn cứ vào Điều 4; Khoản 2 Điều 5 và Điểm c Khoản 1 Điều 8 của quy định ban hành kèm theo Quyết định 06 thì:

“Điều 4. Đường đô thị hạn chế hoạt động đối với các phương tiện giao thông

1. Phạm vi hạn chế hoạt động của các phương tiện giao thông được giới hạn bởi các tuyến đường: Phạm Văn Đồng – Phạm Hùng – Đại lộ Thăng Long (đoạn từ đường Phạm Hùng đến nút giao đường 70) – Đường 70 (đoạn từ Đại lộ Thăng Long đến đường 72) – Đường 72 (đoạn đường 70 đến đường Lê Trọng Tấn – quận Hà Đông) – Đường Lê Trọng Tấn (Hà Đông) – Phúc La – Văn Phú – Phùng Hưng (quận Hà Đông – đoạn từ Phúc La đến Cầu Bươu) – Cầu Bươu – Phan Trọng Tuệ – Ngọc Hồi (đoạn từ ngã ba Phan Trọng Tuệ đến ngã ba Pháp Vân) – Pháp Vân – Cầu Thanh Trì – Nguyễn Văn Linh – Ngô Gia Tự trở vào trung tâm Thành phố.

2. Đoạn tuyến đường đô thị các phương tiện giao thông đường bộ được hoạt động trong khu vực hạn chế:

2.1. Nguyễn Văn Cừ (đoạn từ cầu Chui đến Nguyễn Sơn), Ngọc Lâm (đoạn từ cầu Chui đến Ngô Gia Khảm), Ngô Gia Khảm, cầu Vĩnh Tuy, Nguyễn Khoái (đoạn từ cầu Vân Đồn đến Minh Khai), Minh Khai (đoạn từ Minh Khai đến Nguyễn Tam Trinh), Nguyễn Tam Trinh, Pháp Vân (đoạn từ nút Pháp Vân – Cầu Giẽ đến Giải phóng), Giải Phóng (đoạn từ Pháp Vân đến Kim Đồng), Đại lộ Thăng Long – Lê Trọng Tấn (Hà Đông) – Phúc La – Văn Phú – Phùng Hưng (đoạn từ Phúc La – Văn Phú đến Cầu Bươu- quận Hà Đông) – Cầu Bươu – Phan Trọng Tuệ – Ngọc Hồi – Cầu Thanh Trì – Nguyễn Văn Linh – Ngô Gia Tự.

xin giấy phép

 

Tổng đài tư vấn trực tuyến về Giao thông đường bộ: 19006172

2.2. Đường trên cao đoạn từ nút Mai Dịch đến nút giao Pháp Vân – Lĩnh Nam xe ô tô được phép hoạt động. Cấm người đi bộ và các loại phương tiện khác.

2.3. Đường Phạm Hùng, Khuất Duy Tiến (đoạn tiếp đất từ đường trên cao đi Đại lộ Thăng Long và ngược lại) các phương tiện được phép hoạt động….”

“Điều 5. Thời gian hoạt động của các loại phương tiện trong khu vực hạn chế

2. Các loại xe ô tô vận tải có trọng lượng từ trên 1,25 tấn trở lên, xe vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng, xe chuyên dùng và các loại xe máy thi công:

Chỉ được phép lưu hành từ 21h00 đến 6h00 sáng ngày hôm sau và phải có giấy phép lưu hành của cơ quan có thẩm quyền.”

Theo đó, xe của bạn thuộc trường hợp bị hạn chế đi vào khu vực nội thành Hà Nội.

Về nơi xin giấy phép lưu hành:

Khoản 1 Điều 8 Quyết định 06/2013/QĐ-UBND quy định như sau:

“Điều 8. Phân công trách nhiệm

1. Giao Sở Giao thông Vận tải

…c. Tổ chức việc cấp phép lưu hành đặc biệt cho các xe ô tô tải có trọng lượng toàn bộ xe từ 10 tấn trở lên, xe vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng, xe chuyên dùng, xe máy thi công và các trường hợp khác do UBND Thành phố chỉ đạo..”

Như vậy, đối với trường hợp xe container của bạn  muốn đi vào khu vực quận Tây Hồ để trả hàng thì phải được Sở Giao thông vận tải cấp giấy phép lưu hành.

Về thủ tục xin giấy phép:

Thủ tục liên quan cấp giấy phép lưu hành bạn có thể xem chi tiết trên Cổng Giao tiếp điện tử của Ủy ban nhân dân TP. Hà Nội hoặc liên hệ Sở Giao thông vận tải Hà Nội để được hướng dẫn chi tiết.

Thành phần hồ sơ, bao gồm:
– Đơn đề nghị cấp phép (Theo mẫu đính kèm) – Đối với xe tư nhân;
– Công văn đề nghị cấp phép và Giấy giới thiệu (Ủy quyền cho nhân viên, cán bộ đến liên hệ công tác) – Đối với cơ quan doanh nghiệp;
– Bản chính và bản sao các giấy tờ sau:
+ Chứng minh nhân dân;
+ Đăng ký xe;
+ Sổ chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ;
+ Giấy phép kinh doanh vận tải; Lệnh điều xe; Hợp đồng vận chuyển; Hóa đơn trả hàng (nếu có);
– Trường hợp đề nghị cấp phép cho xe vận chuyển hàng bình ổn giá; xe chở thư báo…; Chủ xe, lái xe phải xuất trình các giấy tờ liên quan.
* Chú ý: Nêu rõ số lượng xe cần cấp phép, biển kiểm soát, tuyến đường cần hoạt động và thời gian đề nghị cấp phép (theo quy định tại Quyết định số 06/2013/QĐ-UBND ngày 25/01/2013 của UBND thành phố Hà Nội) và điện thoại liên hệ.

Như vậy

Bạn có thể xin giấy phép cho xe container đi vào đường trong nội thành Hà Nội để trả hàng cho khách ở khu vực Tây Hồ. Bạn cần làm theo thủ tục và nộp hồ sơ đến Sở giao thông TP Hà Nội để xin giấy phép.

Trên đây là toàn bộ bài viết tư vấn về vấn của bạn. Ngoài ra bạn có thể tham khảo một số bài viết sau:

Thời hạn có hiệu lực của Giấy phép lưu hành xe theo pháp luật hiện hành.

Khi nào được cấp Giấy phép lưu hành xe?

Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.

luatannam