19006172

Bị mất thẻ BHYT thì có chuyển tuyến được không?

Bị mất thẻ BHYT thì có chuyển tuyến được không?

Tôi bị mất thẻ BHYT thì có thể chuyển tuyến lên tuyến tỉnh được không? Nếu không được mà tôi tự lên tuyến tỉnh thì có được hưởng tiền gì không? Trường hợp đã tự thanh toán thì tôi có được bảo hiểm hoàn lại tiền không? Nếu không được thì tôi phải làm thế nào để được cấp lại thẻ BHYT của mình? Tôi cám ơn!



Mất thẻ BHYT có chuyển tuyến được không

Dịch vụ tư vấn bảo hiểm y tế trực tuyến 1900 6172

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Thứ nhất, bị mất thẻ BHYT thì có chuyển tuyến được không?

Căn cứ Khoản 1 và Khoản 5 Điều 15 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định:

“Điều 15. Thủ tục khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế

1. Người tham gia bảo hiểm y tế khi đến khám bệnh, chữa bệnh phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế có ảnh; trường hợp thẻ bảo him y tế chưa có ảnh thì phải xuất trình một trong các giấy tờ tùy thân có ảnh do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp hoặc Giấy xác nhận của Công an cấp xã hoặc giy tờ khác có xác nhận của cơ sở giáo dục nơi quản lý học sinh, sinh viên; các giy tờ chứng minh nhân thân hợp pháp khác.

… 5. Trường hợp chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh, người tham gia bảo hiểm y tế phải xuất trình hồ sơ chuyển tuyến của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và giấy chuyn tuyến theo Mu số 6 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp giấy chuyển tuyến có giá trị sử dụng đến hết ngày 31 tháng 12 nhưng đợt điều trị chưa kết thúc thì được sử dụng giấy chuyển tuyến đó đến hết đợt điều trị”.

Như vậy, khi được chuyển tuyến khám chữa bệnh thì bạn phải xuất trình được cả thẻ BHYT và giấy chuyển tuyến cho bệnh viện được chuyển đến. Mặt khác, trên giấy chuyển tuyến (theo Mu số 6 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 146/2018/NĐ-CP) cũng phải ghi thông tin về mã số thẻ BHYT. Vì thế, bạn bị mất thẻ BHYT thì không chuyển tuyến được.

Thứ hai, mức hưởng khi tự lên bệnh viện tuyến tỉnh

Căn cứ Khoản 3 Điều 22 Luật bảo hiểm y tế năm 2014 quy định như sau:

“3. Trường hợp người có thẻ bảo hiểm y tế tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán theo mức hưởng quy định tại khoản 1 Điều này theo tỷ lệ như sau, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này:

a) Tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú;

b) Tại bệnh viện tuyến tỉnh là 60% chi phí điều trị nội trú từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2020; 100% chi phí điều trị nội trú từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 trong phạm vi cả nước;

c) Tại bệnh viện tuyến huyện là 70% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2015; 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày 01 tháng 01 năm 2016″.

Như vậy, bạn bị mất thẻ BHYT và tự ý đi đến bệnh viện tuyến tỉnh để khám chữa thì cũng không được hưởng quyền lợi BHYT.

Thứ ba, về vấn đề thanh toán lại chi phí y tế

Căn cứ Khoản 4 Điều 30 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định:

“Điều 30. Mức thanh toán trực tiếp

4. Trường hợp người bệnh đi khám bệnh, chữa bệnh tại nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu không đúng quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật bảo hiểm y tế được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán theo chi phí thực tế trong phạm vi được hưởng và mức hưởng bảo hiểm y tế nhưng tối đa không quá 0,15 ln mức lương cơ sở tại thời điểm khám bệnh, chữa bệnh đi với trường hợp khám bệnh, chữa bệnh ngoại trú và tối đa không quá 0,5 lần mức lương cơ sở tại thời điểm ra viện đối với trường hợp khám bệnh, chữa bệnh nội trú”.

Theo đó, bạn không xuất trình được thẻ BHYT khi đi khám chữa bệnh nhưng phải đến đúng nơi khám chữa bệnh ban đầu thì mới đề nghị cơ quan BHXH thanh toán lại chi phí y tế mà bạn đã bỏ ra. Trường hợp của bạn không đến đúng nơi khám chữa bệnh ban đầu ghi trên thẻ nên cơ quan BHXH không có trách nhiệm thanh toán lại cho bạn.

Thứ tư, về vấn đề cấp lại thẻ BHYT bị mất

Căn cứ Khoản 4 Điều 27 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định như sau:

“Điều 27. Cấp lại, đổi, điều chỉnh nội dung trên sổ BHXH, thẻ BHYT

4. Cấp lại, đổi thẻ BHYT

4.1. Thành phần hồ sơ

a) Người tham gia

– Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).

– Trường hợp người lao động được hưởng quyền lợi BHYT cao hơn: bổ sung Giấy tờ chứng minh (nếu có) theo Phụ lục 03.

b) Đơn vị: Bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS).

4.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ”.

Theo đó, hồ sơ đề nghị cấp lại thẻ bảo hiểm y tế bao gồm:

– Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT.

– Bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS; do công ty chuẩn bị nếu có).

Bên cạnh đó, bạn chuẩn bị thêm chứng minh nhân dân/căn cước công dân.

Hồ sơ sẽ được nộp tới cơ quan bảo hiểm xã hội nơi bạn tham gia BHYT.

Nếu còn vướng mắc xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến về bảo hiểm y tế 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.

--> Có thể cấp lại thẻ BHYT bị mất qua mạng hay không?

luatannam