19006172

Chồng liệt sĩ có được cấp thẻ BHYT miễn phí không?

Chồng liệt sĩ có được cấp thẻ BHYT miễn phí không?

Chồng liệt sĩ có được cấp thẻ BHYT miễn phí không? Mẹ tôi là liệt sĩ, bố tôi thất lạc với gia đình đã gần 10 năm nay trở về, anh chị cho tôi hỏi bố tôi có thuộc đối tượng được nhà nước mua bảo hiểm y tế không? Nếu bố tôi được cấp thẻ BHYT thì mức hưởng sẽ là bao nhiêu % chi phí khi đi khám chữa bệnh đúng quy định? Thân nhân của liệt sĩ thì có được hưởng chi phí vận chuyển hay không ạ? Nếu được thì mức chi phí được hưởng như thế nào? Mong tổng đài tư vấn hỗ trợ giúp tôi với ạ, tôi xin cảm ơn rất nhiều.



Chồng liệt sĩ có được cấp thẻ BHYT miễn phí

Dịch vụ tư vấn bảo hiểm y tế trực tuyến 24/7: 1900 6172

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Thứ nhất, về vấn đề chồng liệt sĩ có được cấp thẻ BHYT miễn phí?

Căn cứ theo quy định tại Khoản 11 Điều 3 Nghị định 146/2018/NĐ-CP như sau:

“Điều 3. Nhóm do ngân sách nhà nước đóng

11. Thân nhân của người có công với cách mạng là cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con của liệt sỹ; người có công nuôi dưỡng liệt sỹ.”

Theo quy định trên thì thân nhân của người có công với cách mạng là cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con của liệt sỹ; người có công nuôi dưỡng liệt sỹ sẽ thuộc đối tượng do ngân sách nhà nước đóng tiền tham gia BHYT. Do đó, những người này sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí.

Dẫn chiếu đến trường hợp của bạn; Mẹ bạn là liệt sĩ, bố bạn thất lạc với gia đình đã gần 10 năm nay trở về, do đó bố bạn thuộc đối tượng được nhà nước cấp thẻ bảo hiểm y tế theo quy định.

Thứ hai, về mức hưởng BHYT của chồng liệt sĩ

Căn cứ theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 14 Nghị định 146/2018/NĐ-CP như sau:

“Điều 14. Mức hưởng bảo hiểm y tế đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 7 Điều 22 của Luật bảo hiểm y tế

1. Người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại các Điều 26, 27 và 28 của Luật bảo hiểm y tế; khoản 4 và 5 Điều 22 của Luật bảo hiểm y tế thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng như sau:

a) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại các khoản 3, 4, 8, 9, 11 và 17 Điều 3 Nghị định này;”

Theo đó, khi bố bạn được cấp thẻ bảo hiểm y tế theo đối tượng thân nhân liệt sĩ thì bố bạn sẽ được hưởng 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh khi đi đúng tuyến theo quy định.

Thứ ba, về hưởng chi phí vận chuyển BHYT

Căn cứ Khoản 1 Điều 26 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định như sau:

“Điều 26. Thanh toán chi phí vận chuyển người bệnh

1. Người tham gia bảo hiểm y tế thuộc đối tượng quy định tại các khoản 3, 4, 7, 8, 9 và 11 Điều 3 Nghị định này trong trường hợp cấp cứu hoặc đang điều trị nội trú phải chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật từ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến huyện lên tuyến trên, bao gồm:

a) Từ tuyến huyện lên tuyến tỉnh;

b) Từ tuyến huyện lên tuyến trung ương”.

Như vậy, trường hợp bố của bạn là chồng của liệt sĩ và thuộc trường hợp tham gia BHYT theo Khoản 11 Điều 3 Nghị định 146/2018/NĐ-CP và sẽ được hỗ trợ chi phí vận chuyển khi cấp cứu hoặc đang điều trị nội trú phải chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật từ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến huyện lên tuyến trên.

Thứ tư, về mức hưởng chi phí vận chuyển BHYT

Theo Khoản 2 Điều 26 Nghị định 146/2018/NĐ-CP về mức thanh toán chi phí vận chuyển được xác định như sau:

– Trường hợp sử dụng phương tiện vận chuyển của cơ sở khám chữa bệnh chỉ định chuyển tuyến

Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí vận chuyển cả chiều đi và về cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó theo mức bng 0,2 lít xăng/km tính theo khoảng cách thực tế giữa hai cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và giá xăng tại thời điểm chuyển người bệnh. 

– Trường hợp không sử dụng phương tiện vận chuyển của cơ sở khám chữa bệnh

Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí vận chuyn một chiu (chiều đi) cho người bệnh theo mức bằng 0,2 lít xăng/km tính theo khoảng cách thực tế giữa hai cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và giá xăng tại thời điểm chuyn người bệnh lên tuyến trên.

Lưu ý: Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chỉ định chuyển tuyến có trách nhiệm thanh toán khoản chi này trực tiếp cho người bệnh trước khi chuyển tuyến, sau đó thanh toán với cơ quan bảo hiểm xã hội. Do đó, bạn có thể căn cứ theo quy định trên để xác định trường hợp cụ thể của bố bạn.

Trên đây là bài viết về vấn đề Chồng liệt sĩ có được cấp thẻ BHYT miễn phí không?

Nếu còn vướng mắc xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến về bảo hiểm y tế 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.

->Thân nhân liệt sỹ xin cấp thẻ BHYT ở tỉnh khác

luatannam