19006172

Có được bổ sung tình hình thân nhân liệt sĩ khi nhận nuôi con nuôi?

Có được bổ sung tình hình thân nhân liệt sĩ khi nhận nuôi con nuôi?

Xin được giải đáp trường hợp sau: Sau khi liệt sĩ hy sinh, vợ liệt sĩ mới nhận nuôi con nuôi nên trong giấy xác nhận thân nhân liệt sĩ không có tên của người con nuôi. Nay người con nuôi muốn đề nghị bổ sung tình hình thân nhân trong giấy chứng nhận thân nhân liệt sĩ có được không? Người con nuôi này là đúng sự thật được chính quyền địa phương, người làm chứng xác nhận, có giấy khai sinh đầy đủ tên cha (là tên liệt sĩ) và tên mẹ. Mong tổng đài tư vấn giúp tôi, tôi xin cảm ơn.



Nuôi con nuôiTư vấn chế độ chính sách:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới công ty Tổng đài tư vấn. Về có được bổ sung tình hình thân nhân liệt sĩ khi nhận nuôi con nuôi; chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:

Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng năm 2020 như sau:

Điều 3. Đối tượng hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng

2. Thân nhân của người có công với cách mạng bao gồm cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con (con đẻ, con nuôi), người có công nuôi liệt sĩ.”

Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại Điều 3 và Điều 8 Luật nuôi con nuôi năm 2010 thì:

“Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha, mẹ và con giữa người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi.

3. Con nuôi là người được nhận làm con nuôi sau khi việc nuôi con nuôi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký.

Điều 8. Người được nhận làm con nuôi

1. Trẻ em dưới 16 tuổi

2. Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi;

b) Được cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi.

3. Một người chỉ được làm con nuôi của một người độc thân hoặc của cả hai người là vợ chồng.

4. Nhà nước khuyến khích việc nhận trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khác làm con nuôi.”

Như vậy, theo quy định trên thì thân nhân của liệt sĩ cha đẻ, mẹ đẻ; vợ hoặc chồng; con (con đẻ, con nuôi) và người có công nuôi dưỡng liệt sĩ. Nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha, mẹ và con giữa người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi. Bên cạnh đó, một người chỉ được làm con nuôi của một người độc thân hoặc của cả hai người là vợ chồng.

Dẫn chiếu đến trường hợp của bạn; Sau khi liệt sĩ hy sinh, vợ liệt sĩ mới nhận nuôi con nuôi nên trong giấy xác nhận thân nhân liệt sĩ không có tên của người con nuôi. Người con nuôi này là đúng sự thật được chính quyền địa phương, người làm chứng xác nhận, có giấy khai sinh đầy đủ tên cha (là tên liệt sĩ) và tên mẹ. Tuy nhiên, đối với người đã kết hôn muốn nhận nuôi con nuôi thì phải cả hai vợ chồng cùng đồng ý và nhận cháu bé làm con nuôi của cả 2 vợ chồng, không thể nhận làm con nuôi của riêng vợ hoặc chồng. Trường hợp sau khi liệt sĩ hy sinh, vợ liệt sĩ mới nhận nuôi con nuôi thì đây chỉ là con nuôi của vợ liệt sĩ, Do vậy, không đặt ra vấn đề bổ sung người con nuôi của vợ trong giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ.

Nuôi con nuôi

Tư vấn Chế độ chính sách trực tuyến 1900 6172

Kết luận:

Trường hợp vợ liệt sĩ nhận nuôi con nuôi sau khi liệt sĩ hy sinh sẽ không được bổ sung người con nuôi vào tình hình thân nhân trong giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ.

Trên đây là bài viết về vấn đề có được bổ sung tình hình thân nhân liệt sĩ khi nhận nuôi con nuôi? Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm tại các bài viết:

Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.

luatannam