19006172

Có được rút BHXH một lần ở sổ BHXH cũ khi có hai sổ BHXH không?

Rút BHXH một lần ở sổ BHXH cũ khi có hai sổ BHXH không?

Xin cho hỏi về vấn đề rút BHXH một lần ở sổ BHXH cũ khi có hai sổ BHXH. Tôi tham gia BHXH từ năm 2005 tại 1 công ty, ở công ty này tôi được đóng BHXH được 1 năm 3 tháng. Sau đó tôi nghỉ việc tại công ty này và làm việc tự do. Đến cuối tháng 12 năm 2015, tôi làm việc tại một công ty và được đóng BHXH vào một số sổ mới.

Vậy bây giờ tôi có thể rút BHXH một lần ở sổ cũ được không? Nếu tôi muốn ghép 2 sổ này lại thì thủ tục như thế nào? Nếu tôi nghỉ việc ở công ty hiện tại rồi mới đi nhận một lần thì có cần quyết định thôi việc ở cả 2 công ty không? Tiền bảo hiểm tôi nhận được có tính trên tổng thời gian đóng ở cả 2 công ty không? 


rút BHXH một lần ở sổ BHXH cũĐối với trường hợp có được rút BHXH một lần ở sổ BHXH cũ khi có hai sổ BHXH không của bạn Tổng đài tư vấn xin tư vấn cho bạn như sau:

Thứ nhất, có được rút BHXH một lần ở sổ BHXH cũ khi có hai sổ BHXH không?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 60 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 và Khoản 1 Điều 1 Nghị quyết 93/2015/NQ-QH13 quy định về việc thanh toán BHXH một lần như sau:

– Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 54 của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội hoặc theo quy định tại khoản 3 Điều 54 của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện;

– Ra nước ngoài để định cư;

– Người đang bị mắc một trong những bệnh ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS hoặc các bệnh, tật khác mà có mức suy giảm khả năng lao động hoặc mức độ khuyết tật từ 81% trở lên và không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được các hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hằng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn.

– Trường hợp người lao động quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện để hưởng lương hưu.

Trường hợp người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sau một năm nghỉ việc, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sau một năm không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội khi có yêu cầu thì được nhận bảo hiểm xã hội một lần.

Vì vậy:

Về nguyên tắc, điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội một lần là phải nghỉ việc không đóng bảo hiểm ít nhất 1 năm và có thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 20 năm. Do vậy, bạn không thể rút BHXH một lần ở sổ BHXH cũ khi đang tham gia bảo hiểm xã hội với số sổ khác. 

Thứ hai, về vấn đề gộp sổ bảo hiểm bao gồm:

Căn cứ  Khoản 72 Điều 1 Quyết định 505/QĐ-BHXH năm 2020 quy định:

2. Gộp sổ BHXH và hoàn trả

Trường hợp một người có từ 2 sổ BHXH trở lên đề nghị gộp sổ BHXH, cán bộ Phòng/Tổ cấp sổ, thẻ thực hiện kiểm tra, đối chiếu nội dung đã ghi trên các sổ BHXH và cơ sở dữ liệu; lập Danh sách đề nghị gộp sổ BHXH (Mẫu C18-TS) chuyển cán bộ Phòng/Tổ quản lý thu thực hiện:

+ Trường hợp thời gian đóng BHXH trên các sổ BHXH không trùng nhau: Thực hiện gộp quá trình đóng BHXH của các sổ BHXH trên cơ sở dữ liệu; hủy mã số sổ BHXH đã gộp.

+ Trường hợp thời gian đóng BHXH trên các sổ BHXH trùng nhau: lập Quyết định hoàn trả (Mẫu C16-TS) để hoàn trả cho người lao động theo quy định tại Điểm 2.3 Khoản 2 Điều 43.”

Như vậy, hiện tại bạn đang có hai sổ bảo hiểm thì phải làm thủ tục gộp sổ bảo hiểm xã hội. Căn cứ Điều 27 Quyết định 595/QĐ-BHXH, bạn cần chuẩn bị các giấy tờ sau để gộp sổ:

– 02 sổ bảo hiểm xã hội của bạn;

– Tờ khai TK1-TS. 

Hồ sơ trên nộp tại cơ quan BHXH cấp huyện nơi bạn đang tham gia đóng hoặc đã từng đóng BHXH. 

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết: Thời hạn giải quyết gộp sổ bảo hiểm xã hội

rút BHXH một lần ở sổ BHXH cũ

Tư vấn bảo hiểm xã hội trực tuyến 24/7: 1900 6172

Thứ ba, về hồ sơ hưởng BHXH một lần

Điều 6 Quyết định 166/QĐ-BHXH quy định:

“Điều 6. Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả

a) Trường hợp hưởng BHXH một lần.

a1) Sổ BHXH.

a2) Đơn đề nghị theo mẫu số 14-HSB.

а3) Đối với người ra nước ngoài để định cư phải nộp thêm bản sao giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc thôi quốc tịch Việt Nam hoặc bản dịch tiếng Việt được chứng thực hoặc công chứng một trong các giấy tờ sau đây:

– Hộ chiếu do nước ngoài cấp.

– Thị thực của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp xác nhận việc cho phép nhập cảnh với lý do định cư ở nước ngoài…”

Như vậy, hồ sơ hưởng BHXH một lần không yêu cầu phải có quyết định thôi việc. Bạn chỉ cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ được trình bày ở trên thì sẽ được giải quyết.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo các bài viết: Nộp hồ sơ hưởng BHXH một lần ở đâu?

Thứ tư, về mức hưởng BHXH một lần

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 60 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014:

2. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:

a) 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;

b) 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;

Khoản 2 Điều 20 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH cũng quy định:

“2. Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định quy định tại khoản 2 Điều 62 của Luật bảo hiểm xã hộivà khoản 2 Điều 9 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP được hướng dẫn như sau:

Mbqtl = Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của các tháng đóng bảo hiểm xã hội


Tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội

Như vậy, tiền BHXH một lần mà bạn được hưởng sẽ được tính trên toàn bộ thời gian đóng BHXH chưa hưởng của bạn ở cả công ty cũ và công ty mới.

Trên đây là bài viết về vấn đề có được rút BHXH một lần ở sổ BHXH cũ khi có hai sổ BHXH không.

Mọi thắc mắc liên quan đến rút BHXH một lần ở sổ BHXH cũ khi có hai sổ BHXH, xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn bảo hiểm xã hội trực tuyến 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.

-> Hủy sổ BHXH cũ hay gộp hai sổ BHXH?

luatannam