19006172

Công ty cần làm gì khi có quy định về tăng lương tối thiểu vùng năm 2022?

Công ty cần làm gì khi có quy định về tăng lương tối thiểu vùng năm 2022?

Em nghe có quy định về tăng lương tối thiểu vùng năm 2022 thì có đúng không ạ? Nếu vậy thì công ty em có phải làm lại bảng lương và báo tăng lại mức đóng bảo hiểm hay không? Công ty em có người đang nghỉ thai sản thì có báo tăng mức đóng cho người này luôn không ạ? Mong sớm được giải đáp! Em cám ơn nhiều ạ!


Tăng lương tối thiểu vùng năm 2022

Tư vấn bảo hiểm xã hội trực tuyến 24/7: 1900 6172

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Thứ nhất, về vấn đề tăng lương tối thiểu vùng năm 2022

Ngày 12/06/2022, Chính phủ ban hành Nghị định 38/2022/NĐ-CP điều chỉnh tăng mức lương tối thiểu tháng và mức lương tối thiểu giờ áp dụng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động. Theo đó, bắt đầu từ ngày 01/07/2022, tất cả các đơn vị sử dụng lao động đang thỏa thuận lương với người lao động thấp hơn mức tối thiểu vùng theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP thì cần điều chỉnh lại cho phù hợp. Mức lương tối thiểu mới cụ thể như sau:

Vùng

Mức lương tối thiểu tháng

(Đơn vị: đồng/tháng)

Mức lương qua đào tạo

(Đơn vị: đồng/giờ)

Vùng I

4.680.000

5.007.600

Vùng II

4.160.000

4.451.200

Vùng III

3.640.000

3.894.800

Vùng IV

3.250.000

3.477.500

Như vậy, bắt đầu từ ngày 01/07/2022 nếu mức lương mà đơn vị bạn xây dựng trong bảng lương không phù hợp với mức lương tối thiểu vùng mới theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP thì đơn vị sẽ phải sửa đổi. Sau khi sửa đổi bảng lương, đơn vị bạn phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể người lao động tại doanh nghiệp và công bố công khai tại nơi làm việc của người lao động trước khi thực hiện; đồng thời gửi Phòng lao động thương binh xã hội nơi đặt cơ sở sản xuất.

Khi thay đổi mức lương tối thiểu, đơn vị bạn phải điều chỉnh lại mức lương làm căn cứ đóng Bảo hiểm xã hội cho người lao động trên phần mềm Bảo hiểm xã hội nhằm đảm bảo quyền lợi cho họ. Về vấn đề điều chỉnh mức đóng bảo hiểm xã hội, bạn có thể tham khảo thêm bài viết sau: Hướng dẫn điều chỉnh lương tối thiểu trên phần mềm

Thứ hai, về vấn đề báo tăng mức đóng bảo hiểm cho người đang nghỉ hưởng chế độ thai sản

Căn cứ Khoản 6 Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định như sau:

“Điều 42. Quản lý đối tượng

6. Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì đơn vị và người lao động không phải đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN, thời gian này được tính là thời gian đóng BHXH, không được tính là thời gian đóng BHTN và được cơ quan BHXH đóng BHYT cho người lao động.

Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được ghi trên sổ BHXH theo mức tiền lương đóng BHXH của tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản người lao động được nâng lương thì được ghi theo mức tiền lương mới của người lao động từ thời điểm được nâng lương”.

Theo quy định nêu trên, nếu người lao động đang trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định mà được nâng lương do tăng lương tối thiểu vùng thì đơn vị bạn cũng phải báo để điều chỉnh tăng mức đóng bảo hiểm cho người này.

Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến về bảo hiểm xã hội 19006172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.

-> Truy thu do điều chỉnh tăng tiền lương đã đóng bảo hiểm

luatannam