19006172

Công ty có được tăng mức đóng BHXH của NLĐ không

Công ty có được tăng mức đóng BHXH của NLĐ không

Cho em hỏi khi bắt đầu em đóng BHXH thì công ty thu là 470.000 đồng sau 3 tháng công ty báo là tăng lên đóng 500.000 đồng từ tháng 1/2020. Cho em hỏi tại sao công ty lại tăng mức đóng BHXH của NLĐ lên như vậy ạ? Nếu đóng mức 500.000 đồng 1 tháng thì đến tháng 8/2020 này em sinh thì em được nhận bao nhiêu tiền thai sản?



Tăng mức đóng BHXH của NLĐ

Tư vấn Bảo hiểm xã hội trực tuyến 24/7: 1900 6172

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Thứ nhất, về việc công ty có được tăng mức đóng BHXH của NLĐ không

Căn cứ Khoản 1 Điều 5 Nghị định 90/2019/NĐ-CP quy định:

“Điều 5. Áp dụng mức lương tối thiểu vùng

1. Mức lương tối thiểu vùng quy định tại Điều 3 Nghị định này là mức thấp nhất làm cơ sở để doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận và trả lương, trong đó mức lương trả cho người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường, bảo đảm đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận phải bảo đảm:

a) Không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc giản đơn nhất;

b) Cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc đòi hỏi người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề theo quy định tại khoản 2 Điều này.”

Như vậy, mức lương thấp nhất của người lao động khi đi làm việc sẽ phải dựa trên mức lương tối thiểu vùng. Do đó, khi bạn làm việc theo hợp đồng lao động thì mức lương thấp nhất của bạn mà công ty sẽ phải trả không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng theo quy định.

Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Nghị định 90/2019/NĐ-CP như sau:

“Điều 3. Mức lương tối thiểu vùng

1. Quy định mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp như sau:

a) Mức 4.420.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I.

2. Địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng được quy định theo đơn vị hành chính cấp quận, huyện, thị xã và thành phố trực thuộc tỉnh. Danh mục địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu thuộc vùng I, vùng II, vùng III và vùng IV được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.”

Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại Điều 6 Nghị định 90/2019/NĐ-CP như sau:

“Điều 6. Hiệu lực thi hành và trách nhiệm thực hiện

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2020. Nghị định số 157/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành..”

Theo đó, mức lương tối thiểu vùng sẽ được điều chỉnh theo Nghị định 90/2019/NĐ-CP và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2020. Mức tăng cụ thể như sau: 

+) Mức 4.420.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I. Trường hợp bạn làm việc ở vùng 1 và qua đào tạo thì thêm 7% tức là mức lương thấp nhất công ty phải đảm bảo cho bạn là mức 4.730.000 đồng từ ngày 01/01/2020. 

Đồng thời, căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 5 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định:

“Điều 5. Nguyên tắc bảo hiểm xã hội

2. Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính trên cơ sở tiền lương tháng của người lao động. Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính trên cơ sở mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn.”

Như vậy, theo quy định này thì mức đóng BHXH bắt buộc tính trên cơ sở tiền lương tháng của người lao động. Do đó, sang tháng 01/2020 công ty của bạn đã tăng mức lương của bạn lên bằng mức lương tối thiểu vùng là 4.730.000 đồng nên mức đóng BHXH hàng tháng của bạn cũng sẽ tăng theo mức lương công ty điều chỉnh.

Thứ hai, mức hưởng chế độ thai sản của lao động nữ sinh con

Căn cứ theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 12 Thông tư 59/ 2015/ TT – BLĐTBXH quy định như sau:

“Điều 12. Mức hưởng chế độ thai sản

1. Mức hưởng chế độ thai sản được thực hiện theo quy định tại  khoản 1 Điều 39 của Luật bảo hiểm xã hội và được hướng dẫn cụ thể như sau:

a) Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội làm cơ sở tính hưởng chế độ thai sản là mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng liền kề gn nhất trước khi nghỉ việc. Nếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội không liên tục thì được cộng dồn.

Trường hợp lao động nữ đi làm cho đến thời điểm sinh con mà tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi thì mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng trước khi nghỉ việc, bao gồm cả tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.”

Đồng thời ,căn cứ theo quy định hiện nay thì hàng tháng người lao động và người sử dụng lao động phải đóng BHXH theo tỉ lệ như sau:

+ NLĐ là 10,5%/ tháng 

+ NSDLĐ là 21,5%/ tháng 

Như vậy, theo như thông tin bạn cung cấp 8 tháng đóng BHXH trước khi sinh bạn đều trích ra 500.000 đồng để đóng bảo hiểm, tương đương với số tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của bạn là 4.770.000 đồng/tháng. Do đó, mức tiền thai sản bạn nhận được tính theo công thức sau:

  •   Mức tiền thai sản = 4.770.000   x số tháng nghỉ thai sản.

Nếu trong quá trình giải quyết có vấn đề gì vướng mắc vui lòng liên hệ Luật sư Tư vấn bảo hiểm xã hội qua tổng đài 1900 6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.

->Công ty trả lương hàng tháng cho người lao động thấp hơn lương tối thiểu vùng

luatannam