19006172

Mức đóng BHXH tự nguyện dành cho hộ nghèo thấp nhất là bao nhiêu?

Mức đóng BHXH tự nguyện dành cho hộ nghèo thấp nhất là bao nhiêu?

Xin chào tổng đài, tôi muốn tư vấn vấn đề sau: Gia đình tôi thuộc hộ nghèo, làm nông nghiệp bình thường, tôi muốn tham gia BHXH tự nguyện để có lương hưu sau này thì cần làm những thủ tục gì? Tôi chỉ có đủ điều kiện tham gia đóng theo mức thấp nhất, vậy cho hỏi mức đóng BHXH tự nguyện thấp nhất dành cho hộ nghèo là bao nhiêu ạ?



BHXH tự nguyện dành cho hộ nghèo

Luật sư tư vấn Bảo hiểm xã hội tự nguyện trực tuyến 1900 6172

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Thứ nhất, thủ tục đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

Căn cứ theo quy định tại Điều 24 Quyết định 595/QĐ-BHXH về vấn đề tham gia BHXH tự nguyện như sau:

“Điều 24. Đăng ký, đăng ký lại, điều chỉnh đóng BHXH tự nguyện; cấp sổ BHXH

1. Thành phần hồ sơ:

1.1. Người tham gia: Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).

1.2. Đại lý thu/Cơ quan BHXH (đối với trường hợp người tham gia đăng ký trực tiếp tại cơ quan BHXH): Danh sách người tham gia BHXH tự nguyện (Mẫu D05-TS).”

Bên cạnh đó, Điều 3 Quyết định 595/QĐ-BHXH cũng quy định:

“Điều 3. Phân cấp quản lý

1. Thu BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN

1.1. BHXH huyện

c) Thu tiền hỗ trợ mức đóng BHYT, hỗ trợ mức đóng BHXH tự nguyện của ngân sách nhà nước theo phân cấp quản lý ngân sách nhà nước.

d) Thu tiền đóng BHXH tự nguyện; thu tiền đóng BHYT của người tham gia BHYT cư trú trên địa bàn huyện.”

Theo đó, bạn chỉ cần chuẩn bị tờ khai TK1-TS, chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú và nộp tại cơ quan bảo hiểm xã hội nơi có sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú KT3.

Thứ hai, mức đóng BHXH tự nguyện dành cho hộ nghèo thấp nhất là bao nhiêu?

Căn cứ theo quy định tại Điều 10 Nghị định 134/2015NĐ-CP về mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện như sau:

“Điều 10. Mức đóng

Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện theo Khoản 1 Điều 87 của Luật Bảo hiểm xã hội và theo phương thức đóng tại Khoản 1 Điều 9 Nghị định này được quy định như sau:

1. Mức đóng hằng tháng bằng 22% mức thu nhập tháng do người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện lựa chọn.

Mức thu nhập tháng do người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện lựa chọn thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở tại thời điểm đóng.”

Bên cạnh đó, Điều 1 Quyết định 59/2015/QĐ-TTg quy định như sau:

“Điều 1. Các tiêu chí tiếp cận đo lường nghèo đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020

1. Các tiêu chí về thu nhập

a) Chuẩn nghèo: 700.000 đồng/người/tháng ở khu vực nông thôn.”

Bên cạnh đó, Điều 14 Nghị định 134/2015/NĐ-CP quy định về mức hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện của nhà nước như sau:

“Điều 14. Hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

1. Mức hỗ trợ và đối tượng hỗ trợ:

Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng theo tỷ lệ phần trăm (%) trên mức đóng bảo hiểm xã hội hằng tháng theo mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn quy định tại Khoản 1 Điều 10 Nghị định này, cụ thể:

a) Bằng 30% đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thuộc hộ nghèo;

b) Bằng 25% đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thuộc hộ cận nghèo;

c) Bằng 10% đối với các đối tượng khác.”

Như vậy, mức tiền đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện mỗi tháng thấp nhất à 700.000 x 22% = 154.000 đồng. Tuy nhiên, bạn bạn thuộc đối tượng hộ nghèo được Nhà nước hỗ trợ 30% mức đóng. Số tiền bạn cần đóng là: 154.000 x 70% = 107.800 đồng/tháng.

Nếu trong quá trình giải quyết còn vấn đề gì thắc mắc, bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.

Phương thức đóng BHXH tự nguyện theo Luật bảo hiểm xã hội mới nhất

Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện

luatannam