19006172

Sang năm mới có phải xin lại giấy hẹn tái khám không?

Nội dung câu hỏi:

Bố tôi có đi khám, chữa bệnh và được bệnh viện viết giấy hẹn khám lại vào ngày 28 tháng 12. Trên giấy hẹn khám lại có ghi thời hạn là 10 ngày. Bố tôi muốn đi khám lại vào ngày 04 tháng 1. Vậy, Sang năm mới có phải xin lại giấy hẹn tái khám không? Tôi nghe nói là sang năm mới thì giấy hẹn khám lại đó không sử dụng được nữa. mong anh, chị tư vấn giúp.



có phải xin lại giấy hẹn tái khám

Tư vấn Bảo hiểm y tế:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về Tổng đài tư vấn. Đối với thắc mắc của bạn về việc có phải xin giấy chuyển tuyến khi có giấy hẹn tái khám của bệnh viện không; chúng tôi xin trả lời cho bạn như sau:

Sang năm mới có phải xin lại giấy hẹn tái khám không?

Căn cứ theo quy định tại Điều 15 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP quy định như sau:

“Điều 15. Thủ tục khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế   

Trường hợp khám lại theo yêu cầu điều trị, người tham gia bảo hiểm y tế phải có giấy hẹn khám lại của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo Mẫu số 5 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.”

Bên cạnh đó, theo Mẫu số 5 Phụ lục kèm theo Nghị định số 146/2018/NĐ-CP về giấy hẹn khám lại quy định rõ:  

“Hẹn khám lại vào giờ … ngày …. tháng …. năm ……… , hoặc đến bất kỳ thời gian nào trước ngày hẹn khám lại nếu có dấu hiệu (triệu chứng) bất thường.

Giấy hẹn khám lại chỉ có giá trị sử dụng 01 lần trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày hẹn khám lại.”

Theo những quy định nêu trên, giấy hẹn khám lại có giá trị sử dụng 10 ngày làm việc (không tính ngày  nghỉ hàng tuần, nghỉ lễ, nghỉ tết). Như vậy, trường hợp bố của bạn được bệnh viện viết giấy hẹn tái khám từ ngày 28 tháng 12 thì trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày 28 tháng 12, bố của bạn có thể tới để khám lại vào bất kì ngày nào. Việc sang năm mới hay vẫn ở năm cũ không ảnh hưởng gì tới giá trị sử dụng của giấy hẹn tái khám.

Đi tái khám có phải xin lại giấy chuyển tuyến không?

Căn cứ theo quy định tại Khoản 5 Điều 15 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định như sau:

“Điều 15. Thủ tục khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế

5. Trường hợp chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh, người tham gia bảo hiểm y tế phải xuất trình hồ sơ chuyển tuyến của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và giấy chuyển tuyến theo Mẫu số 6 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp giấy chuyển tuyến có giá trị sử dụng đến hết ngày 31 tháng 12 nhưng đợt điều trị chưa kết thúc thì được sử dụng giấy chuyển tuyến đó đến hết đợt điều trị.

Trường hợp khám lại theo yêu cầu điều trị, người tham gia bảo hiểm y tế phải có giấy hẹn khám lại của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo Mẫu số 5 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.”

Bên cạnh đó, theo Mẫu số 5 Phụ lục kèm theo Nghị định số 146/2018/NĐ-CP về giấy hẹn khám lại quy định rõ giấy hẹn khám lại chỉ có giá trị sử dụng 01 lần trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày hẹn khám lại.

Theo quy định nêu trên, người có giấy chuyển tuyến đi khám, chữa bệnh sau đó được cơ sở y tế hẹn tái khám thì người bệnh không cần phải xin lại giấy chuyển tuyến khi đi tái khám mà chỉ cần xuất trình giấy hẹn tái khám và đi đúng ngày hẹn tái khám. 

Đi tái khám cần mang theo những giấy tờ gì?

Căn cứ vào quy định tại Khoản 4 Điều 28 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014:

“Điều 28. Thủ tục khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế

4.Trường hợp khám lại theo yêu cầu điều trị, người tham gia bảo hiểm y tế phải có giấy hẹn khám lại của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh”.

Như vậy, khi đi khám lại theo giấy hẹn tái khám của cơ sở y tế, người bệnh cần mang theo các loại giấy tờ sau đây:

– Thẻ bảo hiểm y tế;

– Giấy hẹn tái khám;

– Giấy tờ tùy thân có ảnh như căn cước công dân/hộ chiếu/xác nhận nhân thân…

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết sau:

Nếu trong quá trình giải quyết có vấn đề gì vướng mắc về: Có giấy hẹn tái khám có cần xin lại giấy chuyển viện không; bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.

luatannam