19006172

Thủ tục báo giảm khi lao động nghỉ ốm đau như thế nào?

Thủ tục báo giảm khi lao động nghỉ ốm đau như thế nào?

Anh/Chị cho em hỏi về vấn đề này: Bên công ty tôi có một bạn nhân viên nghỉ ốm nằm viện 17 ngày. Thì trong thời gian nghỉ đó, công ty tôi có cần làm thủ tục báo giảm để NLĐ hưởng chế độ ốm đau không? Hay chỉ cần sau khi ra viện chỉ cần nộp giấy ra viện là được hưởng chế độ ốm đau rồi. Nếu phải làm thì thủ tục báo giảm khi lao động nghỉ ốm đau như thế nào? Em xin cảm ơn!



Thủ tục báo giảm khi lao động nghỉ ốm đau

Dịch vụ tư vấn chế độ ốm đau trực tuyến 1900 6172

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Thứ nhất, công ty có phải báo giảm người lao động nghỉ ốm đau không?

Căn cứ theo quy định tại khoản 5 điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định về vấn đề nghỉ ốm đau như sau:

“Điều 42. Quản lý đối tượng

4. Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng BHXH.

5. Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về BHXH thì không phải đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN nhưng vẫn được hưởng quyền lợi BHYT.”

Như vậy, pháp luật quy định người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng không phải đóng bảo hiểm nhưng vẫn được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế. Do đó, dẫn chiếu đến trường hợp của bạn; nếu người lao động bên công ty bạn nghỉ ốm đau 17 ngày làm việc thì doanh nghiệp bạn sẽ phải báo giảm nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau.

Thứ hai, thủ tục báo giảm khi lao động nghỉ ốm đau như thế nào?

Về hồ sơ: căn cứ theo Phiếu giao nhận hồ sơ mẫu số 600a quy định về hồ sơ báo giảm lao động nghỉ ốm đau thì bạn và người lao động cần chuẩn bị những giấy tờ như sau:

“– Người tham gia:

+) Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng chế độ BHXH; Biên bản hội chẩn, Phiếu hội chẩn, bệnh án hoặc sổ khám chữa bệnh (Đối với người lao động nghỉ ốm đau dài ngày) (nếu có)

– Đơn vị:

+) Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN (mẫu D02-LT)

+) Bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS) (nếu có)

Lưu ý: Đơn vị/Người tham gia phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc kê khai hồ sơ và lưu giữ HĐLĐ, Quyết định thôi việc; Chấm dứt HĐLĐ; Quyết định chuyển công tác; … để phục vụ công tác kiểm tra, đối chiếu khi cần thiết.”

Như vậy, công ty sẽ phải chuẩn bị các giấy tờ như sau: Danh sách lao động tham gia bảo hiểm xã hội theo mẫu D02-LT và mẫu D01-TS (nếu có).

Thủ tục báo giảm khi lao động nghỉ ốm đau

Về địa điểm nộp hồ sơ: căn cứ theo quy định tại Khoản 6 Điều 1 Quyết định 505/QĐ-BHXH như sau:

6. Sửa đổi, bổ sung Tiết a Điểm 2.1 Khoản 2 Điều 3 như sau:

“a) Cấp mới, cấp lại, điều chỉnh, xác nhận sổ BHXH và ghi thời gian đóng BHTN chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp, ghi thời gian đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN cho người tham gia tại đơn vị do BHXH huyện trực tiếp thu; người đang bảo lưu thời gian đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN ở huyện, tỉnh khác.”

Như vậy, công ty bạn nộp hồ sơ báo giảm lao động cho cơ quan BHXH cấp quận/huyện nơi mà công ty bạn đang đóng BHXH.

Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về vấn đề: Thủ tục báo giảm khi lao động nghỉ ốm đau như thế nào?

Nếu trong quá trình giải quyết còn vấn đề gì thắc mắc, bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.

Mức lương làm căn cứ tính mức hưởng chế độ ốm đau cho lao động

Chế độ ốm đau khi có 2 Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH

luatannam