19006172

Tính lương hưu khi đóng Bảo hiểm 22 năm

Tính lương hưu khi đóng Bảo hiểm 22 năm

Chào anh chị tư vấn Tổng đài 1900 6172, tôi tham gia Bảo hiểm xã hội được 22 năm và hiện đang về theo diện tinh giản biên chế Nghị định 108/2014/NĐ-CP, do không đủ tuổi nên tôi về nhận trợ cấp thôi việc ngay theo Điều 10. Thời gian tôi là việc từ 8/2000 – 8/2022 là giáo viên trường Cấp II theo biên chế nhà nước hưởng theo hệ số tiền lương (năm 2022: 4.32 Phụ cấp thâm niên là 21%), 1 năm đầu tiên tôi chưa vào biên chế thì mức lương có 310.000 đồng/tháng. Chi tiết quá trình đóng BHXH tôi đã chụp ảnh và gửi kèm theo cho quý công ty. Mong anh chị tư vấn giúp tôi các câu hỏi sau. Hồ sơ về quá trình đóng tôi đã gửi vào Email: tongdai19006172@gmail.com và đã thanh toán phí theo quy định. Tôi xin cảm ơn.

1. Tính toán chế độ “Thôi việc ngay” cho tôi theo Nghi định 108/2014/NĐ-CP

2. Tính tiền Bảo hiểm thất nghiệp

3. Tính toán mức hưởng lương hưu và thời điểm về hưu cho tôi trong 03 trường hợp sau:

– Chốt sổ và chờ đến tuổi về hưu: Thời gian đóng BHXH là 22 năm;

– Đóng thêm BHXH tự nguyện 3 năm để đủ 25 năm và về hưu, mức lương bằng mức đóng BHXH hiện đóng tháng 8/2022.

– Đóng thêm BHXH tự nguyện đến khi nghỉ hưu, mức lương bằng mức đóng BHXH hiện đóng của tháng 8/2022.



Tư vấn bảo hiểm xã hội:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi, với trường hợp của bạn: Tính lương hưu khi đóng Bảo hiểm 22 năm, Tổng đài tư vấn xin trả lời như sau:

I. Thông tin người hưởng lương hưu

– Chị Bùi V sinh ngày 16/09/1979, hiện nay là tròn 43 tuổi;

– Thời gian đóng BHXH của chị trên sổ BHXH là 22 năm (9/2000 – 8/2022) – có chi tiết quá trình đóng BHXH kèm theo;

II. Cách tính lương hưu

Căn cứ tại Điều 56 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 thì tiền lương hưu hằng tháng được tính theo công thức sau: Mức lương hưu = Tỷ lệ % hưởng hưu * Mức lương bình quân

1/ Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng

Căn cứ theo Điều 56 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 thì tỷ lệ hưởng chế độ hưu trí được tính theo số năm đóng BHXH với công thức cụ thể như sau:

– 15 năm đóng BHXH đầu tiên được tính hưởng 45%;

– Sau đó cứ thêm 01 năm đóng BHXH sẽ được tính thêm 2%;

– Mức hưởng lương hưu tối đa là 75%;

– Trường hợp người lao động tham gia BHXH có thời gian đóng BHXH vượt quá số năm hưởng mức tối đa (75%) sẽ được tính hưởng trợ cấp 1 lần khi về hưu cho những năm vượt quá theo Điều 58 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014;

2/ Tính mức bình quân tiền lương

Chị vừa có thời gian là việc hưởng theo Mức lương và vừa có thời gian làm việc hưởng theo hệ số lương do đó, cách tính lương bình quân làm căn cứ hưởng lương hưu của chị được xác định theo Khoản 3 Điều 20 Thông tư 59/2015/TT-BLDTBXH. Công thức cụ thể:

Mbqtl = [(Tổng tiền lương tháng đóng BHXH theo chế độ tiền lương nhà nước) + (Tổng tiền lương đóng BHXH theo chế độ tiền lương do Người sử dụng lao động trả)] : Tổng số tháng đóng BHXH

2.1 Cách tính bình quân tiền lương giai đoạn tư nhân (theo mức lương) từ tháng 9/2000 đến 8/2001

Chị có 12 tháng (9/2000 – 8/2001) đóng BHXH theo mức lương do Người sử dụng lao động chi trả. Do đó, công thức tính sẽ được áp dụng: Mức lương * hệ số trượt giá * số tháng.

Căn cứ Thông tư 36/2021/TT-BLĐTBXH thì hệ số trượt giá năm 2000: 5.58 và năm 2001: 5.59. Cụ thể sau khi tính toán:

– Từ 9/2000 – 12/2000: 4 tháng * 310.000 * 5.58 = 4.439.200 đồng;

– Từ tháng 1/2001 – 8/2001: 8 tháng * 310.000 * 5.59 = 8.903.200 đồng;

Vậy, tổng lương là: 13.342.400 đồng;

2.2 Cách tính bình quân tiền lương giai đoạn làm theo hệ số tương: từ tháng 9/2001 – 8/2022

– Căn cứ tại Khoản 1 Điều 62 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 thì đối với trường hợp chị làm việc theo hệ số lương từ tháng 9/2001 thì sẽ tính bình quân tiền lương 8 năm cuối trước khi nghỉ hưu từ: 9/2015 – 8/2022.

Tính lương hưu

Tổng thời gian công tác tại khối nhà nước từ 9/2001 -8/2022 là: 252 tháng (21 năm)

Tổng lương làm trong nhà nước: 252 tháng * 6.636.535 = 1.672.406.694 đồng.

– Tổng thời gian làm việc theo mức lương là 12 tháng (9/2000 – 8/2001) với tổng lương là: 13.342.400 đồng;

– Tổng thời gian làm việc theo hệ số lương là 252 tháng (9/2001-8/2022) với tổng lương là: 1.672.406.694 đồng.

Vậy, mức bình quân lương = (13.342.400 + 1.672.406.694) / 264 = 6.385.413 đồng/tháng.

III. Giải đáp các thắc mắc liên quan

1. Tiền trợ cấp “Thôi việc ngay” theo Nghị định 108/2014/NĐ-CP về tinh giản biên chế

Căn cứ Điều 10 Nghị định 108/NĐ-CP/2014 được sửa đổi bởi Nghị định 143/2020/NĐ-CP thì khi về “thôi việc ngay” chị được nhận những quyền lợi sau:

(1) Tiền “Chính sách thôi việc ngay” gồm:

– Trợ cấp 03 tháng tiền lương hiện hưởng để tìm việc: Lương tháng 8/2022 của chị là: 8.900.000 đồng * 3 tháng = 26.700.000 đồng/tháng.

– Trợ cấp 1.5 tháng tiền lương cho mỗi năm công tác đóng BH, cụ thể: chị đóng 22 năm BH * 1.5 tháng = 33 tháng * lương bình quân 5 năm cuối = = 33 * 6.895.213 = 227.542.029 đồng.

(2) Thời gian đóng BHXH của chị được bảo lưu để sau này hưởng hưu trí mà không nhận 1 cục. Điều này được quy định tại Khoản 3 Điều 10 Nghị định 108/2014/NĐ-CP.

2. Trợ cấp thất nghiệp

– Thời gian nhận BHTN tối đa của chị là 12 tháng, mỗi tháng chị được nhận 60% bình quân lương của 6 tháng cuối trước khi nghỉ việc.

– Lương bình quân trong 6 tháng gần nhất của chị là: 7.788.528 * 60% = 4.673.116 đồng /tháng (nhận trong 12 tháng).

3. Tính lương hưu: (60 tuổi – 9/2039 chị sẽ được về hưu)

– Tính lương hưu khi chị không đóng nữa và chờ hưu: (thời gian đóng hiện tại: 22 năm)

Căn cứ Điều 56 Luật BHXH năm 2014 thì tỷ lệ hưởng lương hưu của chị: 59%

Tính lương hưu khi chị đóng thêm BHXH đủ 25 năm (đóng thêm 3 năm). Cụ thể:

Mức bình quân lương của chị là: 6.385.413 * 59% = 3.767.393 đồng/tháng. (= mức hưu hằng tháng chị nhận được)

– Tính lương hưu khi chị đóng thêm BHXH đủ 25 năm (đóng thêm 3 năm). Cụ thể:

Chị đóng tiếp 03 năm: là 36 tháng * 7.800.000 = 28.800.000 đồng.

Vậy bình quân lương trong toàn quá trình đóng BHXH 25 năm của chị là: = (13.342.400 + 1.672.406.694 + 280.800.000) / 300 = 6.555.164 đồng.

Căn cứ Điều 56 Luật BHXH năm 2014 thì tỷ lệ hưởng lương hưu của chị: 65%

Mức lương bình quân của chị là: 6.555.164 * 65% = 4.260.856 đồng/tháng (mức hưu chị nhận được hằng tháng)

Tuy nhiên số tiền chị phải đóng tự nguyện vào là 22% * 7.800.000 * 36 = 61.776.000 đồng. Khi đóng chị sẽ được nhà nước hỗ trợ là 33.000 * 36 tháng = 1.188.000 đồng. Tiền chị phải đóng là: 60.588.000 đồng.

– Tính lương hưu khi chị đóng thêm BHXH đủ 35 năm (đóng thêm 13 năm). Cụ thể: 156 tháng * 7.800.000 = 1.216.800.000 đồng.

Vậy bình quân lương trong toàn quá trình đóng BHXH 25 năm của chị là: = (13.342.400 + 1.672.406.694 + 1.216.800.00) / 420 = 6.910.831 đồng.

Căn cứ Điều 56 Luật BHXH năm 2014 thì tỷ lệ hưởng lương hưu của chị: 75% (tương ứng với 30 năm đóng BHXH).Mức lương bình quân của chị là: 6.910.831 * 65% = 5.183.123 đồng/tháng.

Chị đóng vượt quá 05 năm nên được hưởng trợ cấp 2.5 tháng lương bình quân: =) Trợ cấp 1 lần khi về hưu: 2.5 tháng * lương bình quân = 2.5 * 6.910.831= 17.277.078 đồng.

Tuy nhiên số tiền chị phải đóng tự nguyện vào là 22% * 7.800.000 * 156 = 267.696.000 đồng.

Khi đóng chị sẽ được nhà nước hỗ trợ là 33.000 * 156 tháng = 5.148.000 đồng

Tiền chị phải đóng là: 262.548.000 đồng.

Nếu còn vướng mắc về: Tính lương hưu khi đóng Bảo hiểm 22 năm; bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được gặp các chuyên viên tư vấn.

luatannam