19006172

 Tiền nghỉ dưỡng sức sau ốm đau tăng như thế nào?

Tiền nghỉ dưỡng sức sau ốm đau tăng như thế nào?

Chế độ nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau ốm đau là một chế độ quan trọng của bảo hiểm xã hội. Nhờ có chế độ này mà người lao động sau khi điều trị bệnh vẫn có thể tiếp tục được nghỉ ngơi thêm nhằm hồi phục sức khỏe trước khi quay trở lại làm việc. Chế độ này không những đảm bảo sức khỏe cho người lao động mới ốm dậy mà còn đảm bảo một phần thu nhập cho họ. Hãy cùng tìm hiểu chế độ nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau ốm đau thay đổi như thế nào từ ngày 01 tháng 07 năm 2023.



 Tiền nghỉ dưỡng sức sau ốm đau

Luật sư Tư vấn chế độ Ốm đau trực tuyến 24/7: 1900 6172

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi: Tiền nghỉ dưỡng sức sau ốm đau tăng như thế nào? của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Thứ nhất, những đối tượng được hưởng chế độ nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau ốm đau.

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 29 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 về dưỡng sức; phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau thì:

“1. Người lao động đã nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau đủ thời gian trong một năm theo quy định tại Điều 26 của Luật này, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu trở lại làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 05 ngày đến 10 ngày trong một năm.

Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Trường hợp có thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ đó được tính cho năm trước.”

Bên cạnh đó, theo quy định tại Khoản 1 Điều 7 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định:

“Người lao động đã hưởng chế độ ốm đau từ đủ 30 ngày trở lên trong năm, kể cả người lao động mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu trở lại làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe theo quy định tại Điều 29 Luật bảo hiểm xã hội”.

Theo những quy định vừa nêu ở trên, trong 1 năm, người lao động nghỉ hết 30 ngày chế độ ốm đau thì sẽ được hưởng chế độ nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau ốm đau. Chế độ này, không phân biệt người nghỉ ốm đau do mắc bệnh thông thường hay người nghỉ chế độ ốm đau do mắc bệnh điều trị dài ngày.

Thứ hai, tiền hưởng chế độ nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau ốm đau được tính như thế nào.

Căn cứ Khoản 2, Khoản 3 Điều 29 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định như sau:

“Điều 29. Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau

2. Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa có công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định như sau:

a) Tối đa 10 ngày đối với người lao động sức khỏe chưa phục hồi sau thời gian ốm đau do mắc bệnh cần chữa trị dài ngày;

b) Tối đa 07 ngày đối với người lao động sức khỏe chưa phục hồi sau thời gian ốm đau do phải phẫu thuật;

c) Bằng 05 ngày đối với các trường hợp khác.

3. Mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau một ngày bằng 30% mức lương cơ sở.”

Theo quy định này, tiền nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau ốm đau sẽ bằng tiền lương cơ sở nhân với 30% nhân với số ngày được nghỉ chế độ của người lao động.

Thứ ba, tiền nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau ốm đau tăng như thế nào.

Căn cứ pháp luật: Khoản 1 Điều 3 Nghị quyết 69.2022/QH15 của quốc hội.

“Điều 3. Về thực hiện chính sách tiền lương

1. Chưa thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21 tháng 5 năm 2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa XII trong năm 2023. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2023 thực hiện tăng lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức lên mức 1,8 triệu đồng/tháng; tăng 12,5% lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội cho đối tượng do ngân sách nhà nước bảo đảm và hỗ trợ thêm đối với người nghỉ hưu trước năm 1995 có mức hưởng thấp; tăng mức chuẩn trợ cấp người có công bảo đảm không thấp hơn mức chuẩn hộ nghèo khu vực thành thị và tăng 20,8% chi các chính sách an sinh xã hội đang gắn với lương cơ sở. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2023, thực hiện điều chỉnh tăng phụ cấp ưu đãi nghề đối với cán bộ y tế dự phòng và y tế cơ sở theo Kết luận số 25-KL/TW ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Bộ Chính trị.”

Theo quy định này, từ ngày 01 tháng 07 năm 2023 tiền lương cơ sở sẽ tăng từ 1490000 đồng (mức hiện tại) lên thành 1.800.000 đồng. Chính vì thế tiền trợ cấp nghỉ dưỡng sức của người lao động 1 ngày cũng tăng từ 447000 đồng lên thành 540000 đồng.

Như vậy, từ ngày 01 tháng 07 năm 2023, tiền nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau ốm đau của người lao động tăng thành 540000 đồng cho 1 ngày nghỉ hưởng chế độ.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết sau:

Nếu còn vướng mắc về Tiền nghỉ dưỡng sức sau ốm đau tăng như thế nào? bạn vui lòng liên hệ Tư vấn chế độ bảo hiểm online: 19006172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.

luatannam