19006172

Đòi lại quyền sử dụng trong trường hợp người đang sử dụng đất là ở nhờ

Đòi lại quyền sử dụng trong trường hợp người đang sử dụng đất là ở nhờ

Ông nội tôi lúc còn sống cho cho người em ruột góa chồng ở nhờ trong một căn nhà tại quận Hai Bà Trưng từ năm 1980 cho đến nay. Năm 2005, ông nội tôi qua đời và mọi người vẫn đồng ý cho người đó ở nhờ cho đến khi con trai người đó về. Năm 2018, con trai người đó về nước nhưng bà cô đó vẫn không trả nhà cho gia đình tôi dù chúng tôi đã đòi nhiều lần mà vẫn không được? Giờ chúng tôi phải làm sao? Nay giấy tờ nhà đất đã sang tên cho bố tôi.



Ở nhờTư vấn pháp luật đất đai

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấnVề vấn đề: Đòi lại quyền sử dụng trong trường hợp trường đang sử dụng đất là ở nhờ; chúng tôi xin tư vấn như sau:

Căn cứ tiểu mục 2.4 Mục 2 Phần I Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP quy định:

b) Chủ cũ hoặc người thừa kế của người đó có quyền đòi lại quyền sử dụng đất hoặc giá trị quyền sử dụng đất khi có đầy đủ các điều kiện sau đây:

– Đất không bị Nhà nước quản lý trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

– Chủ cũ có một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai năm 2003;

– Người đang sử dụng đất không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo Luật Đất đai năm 1987, Luật Đất đai năm 1993, Luật Đất đai năm 2003 và cũng không có một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai năm 2003 vì lý do người đó sử dụng đất là ở nhờ, mượn, thuê, lấn, chiếm đất hoặc bằng các giao dịch dân sự khác trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.

Theo quy định trên, bà cô của bạn ở nhờ nhà trên đất từ năm 1980 nhưng bố bạn là người có quyền sử dụng đất nên bố bạn có quyền đòi lại quyền sử dụng đất.

Bên cạnh đó, căn cứ Điều 154 Luật nhà ở 2014 quy định:

Điều 154. Các trường hợp chấm dứt hợp đồng cho mượn, cho ở nhờ nhà ở

1. Thời hạn cho mượn, cho ở nhờ đã hết.

2. Nhà ở cho mượn, cho ở nhờ không còn.

3. Bên mượn, bên ở nhờ nhà ở chết hoặc mất tích theo tuyên bố của Tòa án.

4. Nhà ở cho mượn, cho ở nhờ có nguy cơ sập đổ hoặc thuộc diện đã có quyết định giải tỏa, phá dỡ hoặc thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

5. Theo thỏa thuận của các bên.

Tổng đài tư vấn đất đai trực tuyến 24/7: 1900 6172

Theo thông tin bạn cung cấp, khi ông bạn mất, mọi người đồng ý cho người đó ở nhờ cho đến khi con trai người đó về. Tuy nhiên, bạn không cho biết việc cho ở nhờ có được xác lập bằng hợp đồng không? Nếu có thì thời hạn như thế nào. Vì vậy, chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:

Trường hợp 1: có hợp đồng xác lập về việc cho ở nhờ và ghi nhận thời hạn cho ở nhờ là đến thời điểm con trai của bà cô về.

Đối với trường hợp này, khi con trai của bà cô bạn về nước là thời điểm hợp đồng cho ở nhờ chấm dứt. Vì vậy, bà cô bạn có nghĩa vụ phải trả lại nhà cho gia đình bạn. Nếu bà cô bạn không trả lại nhà, gia đình bạn có thể gửi đơn khởi kiện tới Tòa án yêu cầu được trả lại căn nhà.

Trường hợp 2: có hợp đồng cho mượn nhưng không ghi nhận thời hạn cho ở nhờ là đến thời điểm con trai cô bạn về.

Đối với trường hợp này, gia đình bạn và bà cô của bạn sẽ phải thỏa thuận với nhau. Nếu các bên không thỏa thuận được thì bạn có thể gửi đơn khởi kiện tới Tòa án yêu cầu toàn án giải quyết.

Trường hợp 3: Không có hợp đồng cho mượn nhà ở thì bạn có quyền yêu cầu được trả lại nhà ở ngay lập tức bởi việc cho mượn nhà ở không có căn cứ chứng minh việc ở nhở nhà là hợp pháp theo quy định tại Điều 121 Luật Nhà ở 65/2014/QH13.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo một số bài viết sau:

Bồi thường cho người thuê nhà ở thuộc sở hữu nhà nước khi bị thu hồi

Không cấp giấy chứng nhận sở hữu nhà ở khi đất có thông báo thu hồi

Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn đất đai trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được công ty chúng tôi tư vấn.

luatannam