19006172

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỪA KẾ

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỪA KẾ

fa Bộ Luật dân sự năm 1995, Bộ Luật dân sự năm 2005 luôn là một trong những các vấn đề gây tranh cãi do xung đột quyền lợi giữa các bên tham gia quan hệ luôn là đề tài nóng của pháp luật khi xử lý, giải quyết các tranh chấp phát sinh của các bên tham gia tố tụng. Tuy nhiên cho đến Bộ luật dân sự năm 2015 chế định về thừa kế đã cơ bản cụ thể, rõ ràng, chặt chẽ, được thể hiện qua các vấn đề sau:


 


NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỪA KẾ

Quyền Thừa kế

– Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình, để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật.

– Cá nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.

Có thể hiểu:

Quyền thừa kế bao gồm các quyền như sau:

1. Quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình sau khi mất,

2. Quyền để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật, và

3. Quyền được hưởng phần di sản theo di chúc hoặc theo quy định của pháp luật của người được hưởng di sản.

Pháp luật quy định hai hình thức thừa kế bao gồm: Thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật.

Đối tượng của quyền thừa kế

– Đối tượng của quyền thừa kế là tài sản thuộc quyền sở hữu của người chết mà khi còn sống người chế là người sử dụng hợp pháp.

– Tài sản được định nghĩa bao gồm: vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Tài sản bao gồm động sản và bất động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai

– Di sản thừa kế bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong khối tài sản chung với người khác.

Chủ thể của quyền thừa kế

Chủ thể của quyền thừa kế bao gồm: người để lại di sản thừa kế và người hưởng di sản thừa kế.

a. Quyền thừa kế của người để lại di sản:

– Mọi cá nhân đều có quyền định đoạt tài sản của mình thể hiện dưới dạng di chúc trước khi qua đời.

– Mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền thừa kế, không phân biệt giới tính, dân tộc, tôn giáo… đều có quyền để lại tài sản của mình cho người khác sau khi chết và quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật (đây là năng lực pháp luật dân sự)

– Trường hợp có di chúc của người chết để lại thì việc phân chia di sản phải tuân theo ý nguyện của người lập di chúc (thừa kế theo di chúc)

– Trường hợp người chết không có di chúc để lại thì việc phân chia di sản sẽ tuân theo quy định của pháp luật về thừa kế (thừa kế theo pháp luật).

b. Quyền thừa kế của người nhận di sản.

– Mọi có nhân đều có quyền nhận di sản thừa kế trong trường hợp thuộc diện nhận di sản thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật

– Người thừa kế có thể là cá nhân hoặc không phải là cá nhân (tổ chức)

-Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết.

Giải thích: quyền thừa kế là quyền dân sự (năng lực pháp luật dân sự), theo quy định thì cá nhận kể từ khi sinh ra sẽ có năng lực pháp luật dân sự nhưng đối với trường hợp thừa kế thì có ngoại lệ: trường hợp đã thành thai trước thời điểm mở thừa kế mà sau đó sinh ra còn sống thì có quyền được hưởng di sản của người để lại di sản thừa kế (thừa kế theo pháp luật).

– Trường hợp người thừa kế không phải là cá nhân phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

– Người hưởng thừa kế theo di chúc có thể là bất kỳ ai theo ý chí của người lập di chúc

– Trường hợp người nhận di sản thừa kế theo di chúc thì họ sẽ được nhận phần di sản mà người chết để lại theo đúng những điều khoản trong di chúc.

Người hưởng di sản thừa kế theo di chúc thì là bất cứ ai, tổ chức nào được chỉ định trong di chúc mà không cần có mối quan hệ hôn nhân, nuôi dưỡng, huyết thống đối với người để lại di sản

Người thừa kế theo pháp luật thì phải là cá nhân có mối quan hệ huyết thống, nuôi dưỡng, hôn nhân đối với người để lại di sản thừa kế và được sắp xếp theo hàng thừa kế.

Nguyên tắc của pháp luật về thừa kế

Quyền thừa kế (hành vi pháp lý đơn phương trong giao dịch dân sự – được hiểu là ý chỉ của 1 bên chủ thể nhằm làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dấnuwj của mình hoặc bên còn lại trong quan hệ dân sự)

Tôn trọng quyền định đoạt của người để lại di sản: người để lại di sản hoàn toàn có quyền quyết định ai được hưởng di sản theo di chúc, mỗi người được hưởng bao nhiêu trong khối di sản đó… mà không phụ thuộc vào ý chí của các chủ thế khác. (tính tự nguyện)

Bình đẳng về thừa kế của cá nhân: (xét trong thừa kế theo pháp luật – bởi thừa kế theo di chúc phụ thuộc vào ý chí của người để lại di sản rồi) những người cùng thuộc hàng thừa kế sẽ được hưởng phần di sản bằng nhau.

Bảo đảm quyền lợi của một số người thừa kế theo quy định của pháp luật: những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng 2/3 suất thừa kế của 1 người nếu được chia thừa kế theo pháp luật, trong trường hợp người đó không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn 2/3 suất đó: con chưa thành niên, cha mẹ, vợ chồng, con thành niên mà không có khả năng lao động.

Thời điểm, địa điểm mở thừa kế

Thời điểm mở thừa kế là thời điểm phát sinh quan hệ thừa kế: là thời điểm người có tài sản chết. Chết ở đây có thể là chết về mặt sinh học hoặc chết về mặt pháp luật (bị Toà án tuyên bố là đã chết).

Ý nghĩa việc xác định thời điểm mở thừa kế:

+ Xác định được chính xác tài sản, quyền và nghĩa vụ về tài sản của người để lại thừa kế (tài sản có bao nhiêu, có nghĩa vụ tài sản đối với chủ thể nào không).

+ Xác định những người thừa kế của người đã chết, vì người thừa kế là cá nhân phải còn sống hoặc sinh ra và còn sống vào thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết.

Trong trường hợp Toà án đã tuyên bố một người là đã chết, thì tùy từng trường hợp tòa án xác định ngày chết của người đó; nếu không xác định được ngày chết, thì ngày quyết định của Toà án tuyên bố người đó đã chết có hiệu lực pháp luật được coi là ngày người đó chết.

Ví dụ :Trong một tai nạn máy bay, lũ lụt… theo yêu cầu của thân nhân người bị tai nạn, đề nghị Toà án tuyên bố ngưởi chết, mà qua điều traa xác minh, nếu biết chính xác được ngày xảy ra tai nạn, thì Toà án có thể tuyên bố ngày chết của người bị tai nạn là ngày xảy ra tai nạn.

Địa điểm mở thừa kế là nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản. Nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng thì địa điểm mở thừa kế là nơi có toàn bộ di sản hoặc nơi có phần lớn di sản.

Ý nghĩa việc xác định địa điểm mở thừa kế:

+ Kiểm kê ngay tài sản của người đã chết (trường hợp cần thiết)

+ Xác định những ai là người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật, người từ chối nhận di sản

+ Trường hợp cá nhân từ chối hưởng di sản thừa kế của người chết thì phải thông báo cho cơ quan có thẩm quyền nơi mở thừa kế biêys về việc từ chối nhận di sản thừa kế.

+ Trường hợp có tranh chấp thì TAND nơi mở thừa kế có thẩm quyền giải quyết

Thực hiện nghĩa vụ do người chết để lại

Nguyên tắc chung: Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chế để lại. Tức là, người thừa kế không có trách nhiệm thực hiện mọi nghĩa vụ do người chết để lại mà chỉ có trách nhiệm gánh vác phần nghĩa vụ trong phạm vi di sản người chết để lại.

– Trường hợp di sản chưa được chia thì nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được người quản lý di sản thực hiện theo thỏa thuận của những người thừa kế trong phạm vi di sản do người chết để lại.

– Trường hợp di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

– Trường hợp người thừa kế không phải là cá nhân hưởng di sản theo di chúc thì cũng phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như người thừa kế là cá nhân.

Người quản lý di sản và quyền – nghĩa vụ của người quản lý di sản

Ai là người có quyền quản lý di sản thừa kế của người chết:

– Người quản lý di sản thừa kế là người được chỉ định trong di chúc hoặc do những người thừa kế thỏa thuận cử ra để thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản của người để lại di sản, bảo quản di sản và các công việc cụ thể khác liên quan đến di sản.

– Trường hợp di chúc không chỉ định người quản lý di sản và những người thừa kế chưa cử được người quản lý di sản thì người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản tiếp tục quản lý di sản đó cho đến khi những người thừa kế cử được người quản lý di sản.

– Trường hợp chưa xác định được người thừa kế và di sản chưa có người quản lý theo chỉ định của di chúc, do những người thừa kế cử ra hoặc không có người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản thì di sản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý.

Quyền của người quản lý di sản thừa kế:

a. Trường hợp người quản lý di sản được chỉ định trong di chúc hoặc do những người thừa kế thỏa thuận cử ra hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý:

– Đại diện cho những người thừa kế trong quan hệ với người thứ ba liên quan đến di sản thừa kế;

– Được hưởng thù lao theo thỏa thuận với những người thừa kế. Trường hợp không đạt được thỏa thuận với những người thừa kế về mức thù lao thì người quản lý di sản được hưởng một khoản thù lao hợp lý.

– Được thanh toán chi phí bảo quản di sản.

b. Trường hợp người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản

– Được tiếp tục sử dụng di sản theo thỏa thuận trong hợp đồng với người để lại di sản hoặc được sự đồng ý của những người thừa kế;

– Được hưởng thù lao theo thỏa thuận với những người thừa kế. Trường hợp không đạt được thỏa thuận với những người thừa kế về mức thù lao thì người quản lý di sản được hưởng một khoản thù lao hợp lý.

– Được thanh toán chi phí bảo quản di sản.

Nghĩa vụ của người quản lý di sản:

a. Người quản lý di sản do người chết chỉ định trong di chúc hoặc do nhưng người thừa kế thoả thuận lựa chọn có nghĩa vụ sau đây:

– Lập danh mục di sản; thu hồi tài sản thuộc di sản của người chết mà người khác đang chiếm hữu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;

– Bảo quản di sản; không được bán, trao đổi, tặng cho, cầm cố, thế chấp hoặc định đoạt tài sản bằng hình thức khác, nếu không được những người thừa kế đồng ý bằng văn bản;

– Thông báo về tình trạng di sản cho những người thừa kế;

– Bồi thường thiệt hại nếu vi phạm nghĩa vụ của mình mà gây thiệt hại;

– Giao lại di sản theo yêu cầu của người thừa kế.

b. Người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản có nghĩa vụ sau đây:

– Bảo quản di sản; không được bán, trao đổi, tặng cho, cầm cố, thế chấp hoặc định đoạt tài sản bằng hình thức khác;

– Thông báo về di sản cho những người thừa kế;

– Bồi thường thiệt hại nếu vi phạm nghĩa vụ của mình mà gây thiệt hại;

– Giao lại di sản theo thỏa thuận trong hợp đồng với người để lại di sản hoặc theo yêu cầu của người thừa kế.

Từ chối nhận di sản thừa kế

– Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản thừa kế trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác.

Giải thích: đa số trong các trường hợp, người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật, nhưng không được vì lý do trốn tránh thực hiện nghĩa vụ tài sản như nghĩa vụ trả nợ, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại, nghĩa vụ nộp thuế, nghĩa vụ cấp dưỡng … đối với người khác mà tránh việc nhận di sản thừa kế.

Ví dụ: người được hưởng di sản thừa kế được quyền thừa kế ½ căn nhà của người chết nhưng họ đã từ chối việc hưởng di sản thừa kế bởi: nếu sau khi nhận thừa kế xong họ sẽ bị kê biên thi hành án dân sự để thực hiện nghĩa vụ trả nợ đối với người được thi hành án.

– Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản và gửi đến người quản lý di sản, những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản để biết.

Điều 59 Luật công chứng 2014 quy định rằng người thừa kế có thể yêu cầu công chứng văn bản từ chối nhận di sản. Khi yêu cầu công chứng văn bản từ chối nhận di sản, người yêu cầu công chứng phải xuất trình bản sao di chúc trong trường hợp thừa kế theo di chúc hoặc giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người yêu cầu công chứng theo pháp luật về thừa kế; giấy chứng tử hoặc giấy tờ khác chứng minh người để lại di sản đã chết.

=) Văn bản từ chối nhận di sản thừa kế phải được lập thành văn bản và có thể công chứng hoặc không công chứng. Điều này tạo được sự minh bạch rõ ràng và hạn chế những tranh chấp, gian lận trên thực tế.

Thời điểm từ chối nhận di sản thừa kế: việc từ chối nhận di sản phải được thể hiện trước thời điểm phân chia di sản. Vậy nên nếu như việc từ chối nhận di sản được thực hiện sau thời điểm phân chia di sản thì việc từ chối này sẽ không hợp pháp hoặc được coi là đồng ý nhận di sản thừa kế.

Người không được quyền hưởng di sản

Trường hợp không có di chúc:

– Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó.

Giải thích: Người có hành vi nêu trên phải bị kết án bằng 1 bản án thì sẽ không được hưởng di sản thừa kế của người chết. Mặt khác, nếu một người đã bị kết án, sau đó được xóa án tích thì vẫn không được quyền hưởng di sản.

– Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản

Giải thích: Những người có nghĩa vụ nuôi dưỡng nhau được quy định theo Luật hôn nhân và gia đình, nếu có khả năng nuôi dưỡng mà không thực hiện nuôi dưỡng làm cho người cần nuôi dưỡng lâm vào tình trạng khó khăn, thiếu thôn, đói khổ hoặc nguy hiểm đến tính mạng thì k có quyền hưởng di sản của người đó.

– Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng.

– Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.

Trường hợp có di chúc:

Nếu người để lại di sản đã biết hành vi của những người theo quy định không được quyền hưởng di sản , nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc thì những người đó vẫn được hưởng di sản.

Việc thừa kế của những người có quyền thừa kế di sản của nhau mà chết cùng thời điểm

Chết cùng thời điểm là gì:

– Các cá nhân chết mà chứng minh được thời điểm họ chết là cùng thời điểm.

– Các cá nhân chết mà không có căn cứ để xác định được là ai đã chết trước.

Cách xử lý:

Đối với những người chết cùng thời điểm mà được hưởng di sản thừa kế của nhau thì họ không được hưởng di sản thừa kế của nhau nữa mà sẽ chia cho những người được hưởng di sản của người đó (người thừa kế theo di chúc, người thừa kế theo pháp luật).

Trường hợp ngoại lệ:

Việc chia di sản thừa kế cho những người thừa kế được hưởng di sản thừa kế của nhau nếu họ chết cùng thời điểm vẫn xảy ra trong trường hợp thừa kế thế vị, cụ thể là: (áp dụng khi thừa kế theo pháp luật)

Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.

Thời hiệu thừa kế

Thời hiệu là thời hạn do luật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó thì phát sinh hậu quả pháp lý đối với chủ thể theo điều kiện do luật quy định.

Thời hạn là một khoảng thời gian được xác định từ thời điểm này đến thời điểm khác.

Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:

– Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này;

– Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản này.

Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến – 1900 6172 để được tư vấn và giải đáp trực tiếp.

luatannam