19006172

Thời hiệu phân chia di sản thừa kế là bất động sản

Đòi lại di sản thừa kế là bất động sản khi đã hết thời hiệu phân chia 

Ông nội của tôi sinh năm 1904, có 4 người con. Sau khi ông chết có để lại 1 mảnh đất (không còn giấy tờ) và không có di chúc. Sau khi ông mất (năm 1985), đến năm 1986 thì có 1 cháu đến ở (không thuộc diện thừa kế của ông nội tôi) đến năm 2016 người cháu này được nhà nước cấp sổ đỏ về mảnh đất đó. Xin hỏi: đến nay gia đình tôi muốn lấy lại mảnh đất đó để làm nhà thờ thì cần làm thủ tục và trình tự như thế nào? Thời hiệu phân chia di sản còn không? Các giấy tờ và căn cứ pháp lý cần sử dụng để tiến hành tranh chấp?



Tư vấn pháp luật đất đai:Thời hiệu phân chia di sản

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn. Với trường hợp của bạn, tổng đài xin tư vấn như sau:

Căn cứ Điều 623 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định về thời hiệu thừa kế:

“Điều 623. Thời hiệu thừa kế

1. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:

a) Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này;

b) Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản này.

2. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

3. Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.”

Theo đó, thời hiệu phân chia di sản thừa kế với bất động sản là 30 năm, sau khi hết thời hiệu, di sản sẽ thuộc về người đang chiếm hữu di sản theo quy định của Điều 236 Bộ Luật Dân sự 2015.

Căn cứ Điều 236 Bộ Luật dân sự 2015 quy định:

“Điều 236. Xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu do chiếm hữu, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật

Thời hiệu phân chia di sản

Tổng đài tư vấn đất đai trực tuyến 24/7: 19006172

Người chiếm hữu, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn 10 năm đối với động sản, 30 năm đối với bất động sản thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó, kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.”

Như vậy, ông bạn đã mất từ năm 1985 đến nay đã hết thời hiệu chia di sản thừa kế nên gia đình bạn không thể kiện đòi phân chia di sản. Bên cạnh đó, người cháu đến ở và sử dụng mảnh đất từ năm 1986 đến năm 2016 đã đủ 30 năm, đảm bảo việc chiếm hữu và sử dụng ngay tình, liên tục, công khai nên đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với di sản trên. Theo quy định của pháp luật thì gia đình bạn không thể đòi lại được.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo bài viết: 

Sử dụng đất ổn định có được cấp sổ đỏ?

Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc, bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tổng đài tư vấn.

luatannam