19006172

Tranh chấp lối đi giữa các hộ gia đình

Tranh chấp lối đi giữa các hộ gia đình

Gia đình tôi có mua mảnh đất của ông A là 100 m2 vào năm 1989. Mảnh đất được tách ra từ mảnh đất to, nằm ở phía trong sâu. Theo đó, khi bán đất ông A phải bớt lại cho tôi 1,5 × 17 m ngõ; để đi ra đường chính. Bà B là người bên cạnh cũng mua đất của một người gần đó vào năm 1990. Đất đã có ngõ đi ở phía bắc nhưng vẫn mở một cổng phụ qua phần ngõ của tôi. Bà có sang nói chuyện nhờ tôi để đi nhờ. Sau đó, đến năm 2000 thì bà B không đi cổng bên nhà tôi nữa và xây bịp lại. Đến năm 2017 thì bà B tranh chấp lối đi với gia đình chúng tôi.

Ông A hiện tại đã mất. Vợ ông A và bà B họ hàng với nhau và cho rằng ngày xưa bán đất cho tôi không có ngõ. Phần diện tích đi ra đường chính là do đất nhà ông A cắt ra nên gia đình tôi không có quyền. Gia đình hai bên chưa ai có sổ đỏ, nhưng hằng năm chúng tôi đều đóng thuế đầy đủ có biên lai thu tiền và năm 1992 thì gia đình tôi có biên bản xử phạt vì xây dựng nhà. Trường hợp tranh chấp lối đi thì tôi phải giải quyết thế nào?



tranh chấp lối điTư vấn pháp luật đất đai:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấnVề vấn đề tranh chấp lối đi giữa các hộ gia đình, tổng đài xin tư vấn như sau:

Căn cứ Điều 254 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về quyền lối đi qua như sau:

“1. Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có; hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng; có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ.

Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất; có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm; lợi ích của bất động sản bị vây bọc; và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.

Chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền về lối đi qua; phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền; trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thỏa thuận; bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu Tòa án; cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác xác định.

3. Trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu; chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong; theo quy định tại khoản 2 Điều này mà không có đền bù.”

Theo quy định trên:

Bạn là chủ sở hữu của bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản khác mà không có lối đi ra sẽ có quyền yêu cầu một trong những chủ sở hữu bất động sản liền kề dành cho một lối đi riêng nhưng phải đền bù, nếu không có thỏa thuận khác. Tuy nhiên, mảnh đất của bạn được tách từ mảnh đất lớn của ông A. Theo đó, ông A phải dành cho bạn lối đi cần thiết mà bạn không phải đến bù theo Khoản 1 Điều 254 Bộ luật dân sự năm 2015.

tranh chấp lối đi

Tổng đài tư vấn đất đai trực tuyến 24/7: 19006172

Kết luận

Như vậy, việc sử dụng ngõ của gia đình bạn là hợp pháp nên bà B tranh chấp lối đi với gia đình bạn là không có cơ sở. Do đó, hướng giải quyết cụ thể theo Điều 203 Luật đất đai 2013:

Tranh chấp về đất đai thì bắt buộc phải được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã. Trường hợp hòa giải tại UBND cấp xã không thành; thì người sử dụng đất có thể gửi đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đến Tòa án hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện dựa vào việc phần ngõ này đã có giấy chứng nhận chưa.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết sau:

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai khi không có giấy tờ

Thời hạn Tòa án thụ lý đơn giải quyết tranh chấp đất đai

Trên đây là quy định của pháp luật về tranh chấp lối đi giữa các hộ gia đình. Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tổng đài tư vấn, giải đáp thắc mắc.

luatannam