19006172

Tranh chấp về lối đi chung giữa các bất động sản liền kề

Tranh chấp về lối đi chung giữa các bất động sản liền kề

Tôi muốn tư vấn về tranh chấp lối đi chung giữa các bất động sản liền kề. Năm 2007 bố mẹ tôi có một mảnh đất chiều ngang 7m, chiều dài 60m. Bố mẹ tôi bán một phần diện tích đất cho bà B giá 40 triệu; mảnh đất bán đi có chiều ngang 7m, chiều dài 20m. Hai bên có làm giấy viết tay; trong đó có nói để 1m đất ở phần đất còn lại của mẹ tôi làm đường đi chung của hai nhà nhưng khi cấp giấy chứng nhận thì cả giấy chứng nhận của gia đình nhà tôi và bà B đều không thể hiện 1m đất dành ra làm lối đi chung cho hai nhà.

Năm 2008, ba mẹ tôi ly hôn nên bán một phần đất còn lại cho bà C giá 600 triệu đồng; diện tích mảnh đất: chiều ngang 7m, chiều dài 40m. Lúc bán cho bà C, bố mẹ tôi nói miệng là để 1m đất làm đường đi chung cho hai nhà B và C.

Sau một thời gian:

Bà C lấn chiếm phần đường đi chung của hai nhà B và C. Hai bên xảy ra tranh cãi, năm 2012, bà B làm đơn khởi kiện bà C. Mẹ tôi tham gia với tư cách là nhân chứng. Khi Tòa án hỏi thì mẹ tôi trình bày lại sự việc như trên; nhưng bà C lại phủ nhận: mẹ tôi không có nói phần đất 1m đó để làm đường đi chung. Do đó hiện nay bà C không cho bà B đi chung nữa. Bà B thua kiện. Bà B không có đường đi nên thỏa thuận với bà C mua lại 1m đất bên cạnh nhà bà C với giá 100 triệu đồng.

Năm 2015, bà B tiếp tục khởi kiện mẹ tôi vì khi bán đất có làm giấy viết tay; trong đó có ghi 1m đường đi chung. Năm 2016, Tòa án kết luận: mẹ tôi phải bồi thường cho bà B 40 triệu đồng. Bên cạnh đó phải nộp tiền án phí là 500.000 đồng.

Vậy mẹ tôi có phải bồi thường cho bà B 40 triệu không? Thời gian bồi thường còn hiệu lực không? Thời hiệu khởi kiện kết thúc hợp đồng dân sự là bao lâu? Mong anh chị tư vấn giúp tôi, tôi xin chân thành cảm ơn!



Bất động sảnTư vấn pháp luật đất đai:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấnVới trường hợp về lối đi chung giữa các bất động sản liền kề, tổng đài xin tư vấn như sau:

Về hợp đồng chuyển nhượng đất giữa mẹ bạn và bà B

Theo Điều 502 và Điều 503 Bộ luật dân sự năm 2015 hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải được lập thành văn bản có công chứng chứng, chứng thực. Mặt khác, theo khoản 3 Điều 188 Luật đất đai năm 2013 quy định:

3. Việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính.”

Tại Khoản 54 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP:

“54. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 82 như sau:

“1. Các trường hợp đang sử dụng đất sau đây mà chưa được cấp Giấy chứng nhận và không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này thì người đang sử dụng đất thực hiện thủ tục đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu theo quy định của Luật đất đai và quy định tại Nghị định này mà không phải làm thủ tục chuyển quyền sử dụng đất; cơ quan tiếp nhận hồ sơ không được yêu cầu người nhận chuyển quyền sử dụng đất nộp hợp đồng, văn bản chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật:

a) Sử dụng đất do nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trước ngày 01 tháng 01 năm 2008;

Như vậy 

Hợp đồng hoặc giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải có công chứng, chứng thực. Theo đó, việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký trong sổ địa chính. Tuy nhiên, tại Khoản 54, Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP cho phép người nhận chuyển nhượng đất bằng giấy tờ viết tay trước năm 2008 được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Do đó, nhà bà B vẫn được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho mảnh đất được chuyển nhượng bằng giấy viết tay mà không cần phải có hợp đồng công chứng hợp pháp. Vậy, bà B là người sử dụng đất hợp pháp.

Về lối đi chung giữa các bất động sản liền kề

Căn cứ theo quy định tại Điều 254 Bộ luật dân sự năm 2015:

“Điều 254. Quyền về lối đi qua

1. Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ.

Chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền về lối đi qua phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

3. Trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định tại khoản 2 Điều này mà không có đền bù.”

Theo quy định trên, việc chia tách bất động sản thành nhiều phần, chủ sử dụng phải dành một lối đi cần thiết cho người phía trong và không có đền bù. Như thông tin bạn cung cấp: mảnh đất nhà bạn được chia thành hai mảnh nhỏ một mảnh bán cho bà B vào năm 2007 và năm 2008 bán phần còn lại cho bà C. Như vậy bố mẹ bạn phải dành một phần đất làm lối đi cho bà B.

Thực tế theo bạn cho biết: bố mẹ bạn khi bán thì có thỏa thuận một phần lối đi chung. Nhưng khi bố mẹ bạn bán mảnh đất còn lại cho bà C thì lại bán luôn phần lối đi chung. Do đó việc chuyển nhượng này của bố mẹ bạn đã không đảm bảo quyền về lối đi cho nhà bà B.

Về việc bồi thường tiền cho bà B

Căn cứ theo quy định tại Điều 360 Bộ luật dân sự 2015:

“Điều 360. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ

Trường hợp có thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ gây ra thì bên có nghĩa vụ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.”

Như vậy, người không thực hiện nghĩa vụ hợp đồng đã thỏa thuận phải bồi thường toàn bộ thiệt hại cho bên bị vi phạm, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Trong trường hợp của bạn: Bố mẹ bạn thỏa thuận trong giấy viết tay để lại 1m đất là đường đi lại cho bà B, nhưng sau đó bố mẹ bạn bán toàn bộ diện tích đất có 1m đường đi cho bà C. Vậy bố mẹ bạn vi phạm thỏa thuận với bà B nên bố mẹ bạn phải bồi thường cho bà B. Tuy nhiên, mức bồi thường là bao nhiêu cần dựa vào thiệt hại thực tế của bà B để xác định.

Căn cứ theo quy định tại Điều 273 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, thời gian phúc thẩm bản án của Tòa án là 15 ngày kể từ ngày tuyên án. Trong trường hợp của bạn: Tòa án ra quyết định bồi thường từ năm 2016 nhưng mẹ bạn không có đơn kháng cáo quyết định của Tòa án. Nên bản án đã có hiệu lực thi hành và mẹ bạn phải thực hiện nghĩa vụ bồi thường theo quyết định của Tòa án. 

Bất động sản

Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172

Kết luận

Mẹ bạn chuyển nhượng đất cho bà C nhưng không dành lối đi cho bà B là không đúng. Do đó, khi đã chuyển nhượng hết phần đất còn lại cho bà C thì mẹ bạn phải bồi thường thiệt hại cho bà B theo thỏa thuận hoặc thiệt hại thực tế của bà B.

– Vì bản án đã có hiệu lực pháp luật nên mẹ bạn buộc phải thực hiện nghĩa vụ, nếu không thực hiện thì cơ quan thi hành án sẽ cưỡng chế thi hành. Trường hợp, mẹ bạn phát hiện trong quá trình xử lý của Tòa án có sự vi phạm pháp luật; hoặc có tình tiết mới thì mẹ bạn có thể kháng nghị với Viện Kiểm sát để xử theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc thủ tục tái thẩm.

Trên đây là giải đáp của chúng tôi về vấn đề: Tranh chấp về lối đi chung giữa các bất động sản liền kề.

Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm tại các bài viết:

Thời gian hòa giải tranh chấp đất đai tại xã

Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai?

Nếu có vấn đề gì vướng mắc về lối đi chung giữa các bất động sản liền kề; bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được công ty Tư vấn An Nam tư vấn.

luatannam